1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nuôi cấy lá gan - Hy vọng mới cho bệnh nhân chờ ghép tạng

(Dân trí) - Trong một thí nghiệm được kỳ vọng là bước tiến lớn cho những bệnh nhân cấy ghép đang bên bờ vực thẳm, các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công một lá gan nhỏ trong môi trường nhân tạo.

 

Nuôi cấy lá gan - Hy vọng mới cho bệnh nhân chờ ghép tạng


Kỹ thuật này nếu hoàn thiện có thể giúp sửa chữa hoặc thay thế hoàn toàn những cơ quan bị hỏng, xóa bỏ cảm giác đau đớn và nguy cơ đào thải.

  

Mô nhân tạo cũng có thể được dùng để thử nghiệm các loại thuốc mới, hạn chế những thảm họa như “Elephant Man” năm 2006 (6 người đàn ông khỏe mạnh được chăm sóc đặc biệt sau khi tham gia cuộc thử nghiệm thuốc mới tại bệnh viện Northwick Park ở phía Bắc London. Đầu của một người đàn ông bỗng sưng to đến mức vị hôn thê so sánh anh với Elephant Man (người voi). Một người khác trong nhóm lại phải trải qua 5 tháng trong bệnh viện với tim, gan và thận đều bị thương tổn nghiêm trọng. Anh đã mất một số ngón tay, còn toàn bộ ngón chân đã bị cắt bỏ).

 

Nếu lá gan nhỏ này thành công, những quả thận, lá phổi, và tuyến tụy mới cũng có thể được nuôi cấy với phương pháp tương tự.

 

Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ bắt đầu, các các chuyên gia người Anh đã mô tả chúng như là một “bước tiến lớn”, nắm giữ trong tay lời cam kết thực sự cho những ca cấy ghép nội tạng.

 

Cụ thể, các nhà khoa học Nhật Bản đã nuôi cấy 3 loại tế bào gốc trong phôi thai người thành một mô nhỏ trên đĩa nuôi cấy. Sau đó, mô được cấy vào chuột nhằm cung cấp nguồn máu và dinh dưỡng thích hợp nhất, từ đó tăng sinh trong 2 tháng. Mô nhân tạo mang nhiều đặc tính của một lá gan người bình thường, bao gồm cả khả năng phân hủy các loại thuốc.

 

Trong các thí nghiệm khác công bố trên tạp chí Nature, mô nhân tạo cũng giúp kéo dài tuổi thọ của động vật gặm nhấm mắc bệnh gan.

 

Các nhà khoa học lựa chọn não để cấy ghép nhằm tăng khả năng thành công và thuận tiện trong việc quan sát. Thực tế, với bệnh nhân, những mô này sẽ được cấy vào gan. Những thử nghiệm đầu tiên trên người được kì vọng sẽ thực hiện trong vòng một thập kỷ tới.

 

“Những bệnh nhân đầu tiên có thể là trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh gan. Tuy nhiên, trong thời gian tới, người trưởng thành cũng sẽ được phẫu thuật”,nhà nghiên cứu Takanori Takebe, Đại học Yokohama, nói.

 

Ông cũng khẳng định niềm tin vào phương pháp của mình có triển vọng tương thích với bệnh nhân hơn các nhà khoa học khác.

 

“Chiến lược này vô cùng hứa hẹn. Nó đại diện cho một bước tiến vĩ đại trong y học loài người”, tiến sĩ Dusko Ilic, chuyên gia tế bào gốc đến từ King’s College London, cho biết.

 

Tiến sĩ Matthew Smalley, đại học Cardiff, cảnh báo phương pháp này có thể không hiệu quả cho tất cả bệnh nhân cấy ghép. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn nắm giữ một tương lai hứa hẹn cho cấy ghép nội tạng ở người.

 

“Ứng dụng khả thi nhất của mô nhân tạo là thử nghiệm thuốc mới”, giáo sư Chris Mason, chuyên gia điều chế thuốc đến từ Đại học London phát biểu.

 

Nếu phần cấy ghép gặp rắc rối với việc phân hủy thuốc, việc điều trị có thể được dừng lại trước khi gây ra nguy hiểm.

 

James Neuberger, người phụ trách đăng ký hiến tạng, nói: “Với sự phát triển hơn nữa, phương pháp này có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các cơ quan cấy ghép tại Vương quốc Anh”.

 

Trang Trần

Theo Dailymail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm