Niềm hy vọng cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính

Trường Thịnh

(Dân trí) - Tạo được kháng thể HbsAb giống như một kì tích đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính! Nhưng kỳ tích này không còn xa vời mà đang hiện hữu. Đó là nhờ phác đồ điều trị được các giáo sư, bác sĩ tại Hệ thống y tế Thu Cúc nghiên cứu áp dụng.

Niềm hy vọng cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính - 1
Nếu viêm gan B cấp dễ chữa khỏi, thì giai đoạn mạn tính vừa khó điều trị vừa có nguy cơ cao biến chứng xơ gan, ung thư gan

Viêm gan B mạn tính - những "đao phủ" lẩn khuất

Giai đoạn mạn tính của căn bệnh do virus HBV tạo ra được xem là căn nguyên dẫn tới xơ gan, ung thư gan - những "đao phủ" ẩn nấp nhiều trong cộng đồng. Đã thế, căn bệnh này ở giai đoạn cấp tính lại khó phát hiện sớm bởi triệu chứng mờ nhạt. Còn giai đoạn mạn tính thì rất dai dẳng khó chữa.

Với giai đoạn cấp tính, trừ một số trường hợp lượng virus quá nhiều nếu không chữa kịp thời có thể tử vong, còn nhìn chung việc điều trị khá đơn giản. Nhưng giai đoạn mạn tính lại khác, vừa khó điều trị vừa có nguy cơ cao biến chứng xơ gan, ung thư gan. Nhiều người phải sống cả đời với bệnh, sức khỏe sụt giảm trầm trọng. Điều trị thường chỉ giúp giảm lượng virus, ngăn biến chứng nặng, duy trì tính mạng. Tuy nhiên, hy vọng đã đến với nhiều người khi được điều trị bằng phác đồ tạo được kháng thể chống virus HBV, có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Niềm hy vọng cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính - 2
Bệnh viêm gan B khó phát hiện sớm, chỉ được chẩn đoán chính xác qua thăm khám

Không dám tin mình đã khỏi bệnh!

Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính thành công, tạo được kháng thể Anti HBs đã được áp dụng cho nhiều bệnh nhân tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trong gần 10 năm qua. Trong đó, người nhanh có kháng thể nhất là gần 2 năm, người lâu nhất đến nay điều trị hơn 10 năm đã có kháng thể.

Anh Hoàng Văn H (38 tuổi, Mê Linh, Hà Nội) bị viêm gan B mạn tính đã nhiều năm. Sau thời gian kiên trì điều trị theo phác đồ đặc hiệu tại Thu Cúc, hiện anh đã có kết quả xét nghiệm HbsAb định lượng là 20,21 IU/L - vượt tiêu chuẩn có kháng thể (Anti-HBs >10mUI/ml) và cơ thể đã được bảo vệ. Lúc này, anh H chỉ cần tiêm vắc xin phòng HBV và dùng thuốc thêm một thời gian để nhân lên lượng kháng thể.

Trường hợp bệnh nhân Nguyễn Duy H (Bắc Ninh) là người có thời gian điều trị tạo kháng thể lâu nhất tại đây và đạt kết quả vượt mong đợi. Trải qua 10 năm kiên trì quyết không bỏ cuộc, anh Hưởng lần lượt nhận được kết quả xét nghiệm đánh giá cho thấy từ chỗ chưa có kháng thể HbsAb, đến chỗ đã có kháng thể ở mức 185,60. Sau đó tăng lên 483,5 đơn vị là mức độ cho thấy đã khỏi bệnh và nồng độ kháng thể vẫn tiếp tục tăng lên theo thời gian. "Lần nhận kết quả đánh giá đầu tiên có kháng thể, tôi không dám tin mình đã khỏi bệnh!" - anh Hưởng chia sẻ.

Các bệnh nhân sau một thời gian điều trị theo phác đồ sẽ được đánh giá bằng xét nghiệm Anti-HBs (kháng thể chống virus viêm gan B). Đây là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B, kiểm tra việc tiêm ngừa có đem lại hiệu quả chưa hoặc những người nhiễm virus viêm gan B đã khỏi bệnh chưa. Nếu kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính và nồng độ Anti-HBs >10mUI/ml được xem là cơ thể đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B và cơ thể được bảo vệ. Sự xuất hiện Anti HBs chứng tỏ bệnh nhân đã miễn nhiễm với HBV và chỉ cần tiêm vắc xin để phòng bệnh như những người bình thường.

Niềm hy vọng cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính - 3
Phác đồ được ví như một cuộc đánh trận với mục đích tạo được kháng thể, khỏi bệnh hoàn toàn được chuyên gia Gan mật chia sẻ

Đặt mục tiêu khỏi bệnh - quyết tâm điều trị đến cùng

Phác đồ là thành quả rất nhiều năm dày công nghiên cứu và áp dụng của giáo sư, bác sĩ tại Hệ thống y tế Thu Cúc, dựa trên quá trình thăm khám và điều trị thực tế cho các bệnh nhân. Đồng thời, đó cũng là sự học hỏi, tiếp thu một cách sáng tạo những tinh hoa trong điều trị bệnh gan trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.

Có cơ sở để hiểu được vì sao phác đồ này lại đạt được thành công lớn. Đó là việc đặt ra mục tiêu điều trị khỏi bệnh và quá trình tiến hành điều trị nghiêm túc, chặt chẽ, tấn công mạnh mẽ để loại bỏ virus HBV. Thật thú vị khi nghe các bác sĩ gan mật tại Thu Cúc ví việc điều trị viêm gan B mạn tính "như một cuộc đánh trận, khi kẻ địch đông thì chúng ta phải dùng vũ khí để đánh cho địch bớt đi. Thứ 2, chúng ta cần phải có quân đội. Thứ 3 là có nhà cửa, cơ sở vật chất... Nó giống như việc kháng virus là dùng thuốc để đưa virus xuống ngưỡng thấp, không đủ sức phá hoại. Rồi phải kích thích và điều biến miễn dịch để tạo nên một lượng kháng thể tương đối. Và sau đó là bảo vệ tế bào gan."

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành cho biết: "Tại Thu Cúc, chúng tôi áp dụng 3 yếu tố luôn phải đi cùng: kháng virus, tăng cường miễn dịch và bảo vệ tế bào. Làm được 3 việc đó cùng lúc thì kết quả sẽ cao hơn... Nhưng mục đích cuối cùng là phải tạo được kháng thể. Trong cơ thể chúng ta có 2 loại kháng thể là anti HBe và anti HBs được ví như 2 đội quân. Anti HBe là đội quân là du kích, chỉ bắn tỉa chứ không đủ sức chiến đấu. Còn anti HBs là đội quân chủ lực, có nó thì coi như quét sạch virus. Mong muốn của chúng ta là tạo được anti HBs, tức là đã điều trị thành công."

Mong muốn đó đã trở thành sự thật khi hiện có hơn 20% người chữa viêm gan B mạn tại Thu Cúc theo phương pháp này tạo được kháng thể và khỏi bệnh. Số bệnh nhân còn lại dù chưa có kháng thể nhưng nhiều người đang có tiến triển tốt, khả năng tạo được kháng thể cao và đang tiếp tục điều trị với tràn trề hy vọng.

Hệ thống y tế Thu Cúc mang lại cơ hội chữa khỏi viêm gan B mạn nhờ phác đồ ưu việt, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giỏi:

- PGS, TS Nguyễn Xuân Thành: bác sĩ Nội Gan mật, Giảng viên Học viện Quân y, Tiến sĩ Y khoa tại Nhật Bản, Hội viên Hội Gan mật Nhật Bản, nguyên Viện trưởng Viện phòng dịch Quân đội.

- TS, TTUT, Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình: bác sĩ Nội Tiêu hóa - Gan mật, nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Bạch Mai.

- Bác sĩ Cao cấp, TTUT, Bác sĩ CKII Nguyễn Quang Tuấn: Trưởng phòng khám Nội tại Hệ thống y tế Thu Cúc cơ sở 2, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.

- Thạc sĩ, Bác sĩ, TTUT Tạ Quang Mậu - bác sĩ Nội khoa, Giám đốc Phòng khám ĐKQT Thu Cúc, nguyên Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới bệnh viện ĐK Hà Đông.

- Bác sĩ CKII, TTUT Nguyễn Thị Hằng: Bác sĩ Nội Tiêu hóa - Gan mật, nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện E.

- Thạc sĩ, bác sĩ Mai Đình Minh, nguyên bác sĩ bệnh viện E, tu nghiệp chuyên ngành Gan mật - Tiêu hóa tại Cộng hòa Pháp.