Những triệu chứng ung thư vú ngoài khối u
Ung thư có thể xuất phát tại bất cứ chỗ nào trong cơ thể, thường được đặt tên theo vị trí bắt đầu phát bệnh, trong đó có ung thư vú. Ngoài khối u, còn có những dấu hiệu “phi khối u” dễ bị người trong cuộc bỏ qua.
Ung thư vú trên thế giới và ở Việt Nam
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới (IARC), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất, gây tử vong cao nhất ở phụ nữ, đặc biệt là các nước công nghiệp. Ví dụ, cách đây 10 năm, ung thư vú đứng đầu, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng số các loại ung thư phụ nữ mắc phải trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt phổ biến tại các nước đang phát triển.
Theo Bách khoa toàn thư, tại Việt Nam, đứng đầu về ung thư vú là Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3/100.000 dân, cao thứ hai là TP.HCM với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16/100.000 dân, chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6/100.000 dân.
Theo Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC), đàn ông cũng có thể bị ung thư vú nhưng hiếm hơn tới 100 lần so với phụ nữ.
Cũng phải nói thêm rằng, ung thư vú là căn bệnh hết sức phức tạp, chứa đựng cả những điều chưa hiểu nên việc tầm soát và điều trị còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa được như mong muốn. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất là phải được phát hiện sớm, và can thịp kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú ở phụ nữ cũng rất đa dạng như tuổi tác, lần đầu có kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai, độ tuổi sinh con lần đầu, thời gian cho con bú, số lần sinh con, tuổi khi cắt buồng trứng, tuổi mãn kinh, dùng estrogen thay thế, BMI (trọng lượng cơ thể) sau mãn kinh, tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, nồng độ estradiol trong máu... Ngoài ra, nguy cơ ung thư vú cũng tăng đáng kể ở nhóm người sống tại các quốc gia vùng Bắc Mỹ và Bắc Âu, nhóm có tiền sử phơi nhiễm bức xạ ion hóa, những phụ nữ không có con, uống rượu, tiếp xúc với thuốc trừ sâu (đặc biệt là DDT)...
Xu hướng mắc từ 30 - 34 tuổi nhiều và tăng nhanh, nhiều nhất ở nhóm 55 - 59 tuổi với tỷ lệ 135/100.000 phụ nữ. Cụ thể, năm 2013, tỷ lệ mắc ở mức 24,4/100.000 phụ nữ, đến năm 2018 đã tăng lên tới 26,2, tương đương 15.000 ca mới, trong đó có hơn 6.000 ca tử vong. Với số liệu này, tỷ lệ mắc mới ung thư vú của Việt Nam đang xếp 146/185 quốc gia, vùng lãnh thổ; tỷ lệ tử vong ở mức 10,5/100.000 dân, xếp 150/185. Nhóm 3 nước có tỷ lệ mắc ung thư vú cao nhất là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan với tỷ lệ 105 - 113/100.000 phụ nữ.
Vì lợi ích bản thân, các chuyên gia ở BV K khuyến cáo, thay vì sàng lọc, tầm soát từ 45 tuổi như trước đây, phụ nữ Việt Nam nên đi khám sớm hơn, từ 40 tuổi trở ra. Chưa hết, phụ nữ cũng cần duy trì thói quen tự khám vú thường xuyên, thời điểm tốt nhất là sau kỳ kinh 7 ngày lúc tuyến vú mềm nhất, đây là việc làm hết sức đơn giản nhưng hiệu quả.
Những dấu hiệu ung thư ngoài khối u
Theo nghiên cứu của Ủy ban Mạng lưới Nghiên cứu Ung thư Mỹ (ONBC) ngoài khối u đặc trưng còn có một số dấu hiệu và triệu chứng đặc biệt khác mà chính người trong cuộc dễ dàng bỏ qua.
1. Xuất hiện dấu hiệu da sần, sưng đỏ loang lổ hoặc viêm da
Nếu có bất kỳ thay đổi nào về ngoại hình bầu ngực không thể bỏ qua như dày lên, đỏ, nổi mẩn, lúm đồng tiền hoặc méo mó bất thường trên bề mặt da, hoặc xung quanh núm vú, nên đi khám bác sĩ ngay. Rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú đã chuyển sang giai đoạn tiến triển.
2. Núm vú thay đổi
Đối với người khỏe mạnh, bầu vú không hoàn hảo như ma-nơ-canh, kể cả màu sắc và kích cỡ, vị trí, kết cấu lẫn lông tơ.... Nhưng khi núm vú thay đổi vị trí đột ngột, chuyển từ chiều hướng lên vốn có sang chiều ngược lại. Hoặc bất kỳ thay đổi nào, kể cả màu sắc và kết cấu thì cần phải được kiểm tra ngay. Riêng núm vú có nhiều lông tơ không có vấn đề gì, bởi cứ 3 ba phụ nữ thì 1 có lông núm vú, nhưng đôi khi người trong cuộc lại không thừa nhận điều này. Theo các nhà khoa học, những sợi lông mọc quanh nhũ hoa là bình thường và vô hại.Số lượng lông cũng không đồng nhất, phụ thuộc vào các yếu tố như nội tiết tố hay di truyền của từng cơ thể.
3. Núm vú rò rỉ dịch
Điều gì đáng báo động hơn là khi ngực bắt đầu tiết ra chất lỏng nếu không phải là mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này là bình thường khi đang mang thai, cho con bú và sau cai sữa 1 năm, nhưng nếu ngoài giai đoạn trên mà vú tiết dịch cần phải được bác sĩ đánh giá. Nếu dịch có màu đỏ hoặc màu xanh lá cây hoặc có mùi, rất có thể là ung thư vú hoặc tuyến yên.
4. Ngực sưng đau
Vú sưng đau dữ dội nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố như bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (PMS) hoặc mang thai, và cũng là dấu hiệu liên quan đến ung thư vú. Rất có thể kích thước và vị trí khối u khiến hình dạng vú thay đổi gây sưng và đau. Mặc dù đại đa số phụ nữ báo cáo đau vú không bị ung thư, nhưng nếu đau và sưng không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, và không nuôi con bằng sữa mẹ, xuất hiện đột ngột hoặc không biến mất, nhất thiết phải đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu bất thường, trong đó rủi ro ung thư vú là rất cao.
Theo bác sĩ Sherry Ross, tác giả nghiên cứu mang tên She-ology cho biết bộ ngực của phụ nữ không chỉ là “hàn thử biểu” về vẻ đẹp mà còn là “hàn thử biểu” về sức khỏe chung của người trong cuộc. Cảm giác của người ngoài cuộc lẫn người trong cuộc về bộ phận này rất quan trọng.Nếu xuất hiện cảm giác nhột lạ giống như họ đang bị cù hoặc gai đâm từ bên trong ngực thì rất có thể là bất thường, nên đi tư vấn và khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Độ tuổi mắc ung thư vú của phụ nụ nữ ở Việt Nam đang có chiều hướng trẻ hóa
6. Ngực không thể chịu được với dòng nước vòi khi tắm
Đôi chi chỉ chạm khẽ, hoặc mặc áo nịt ngực cũng đột nhiên gây kích thích núm vú, thậm chí khi tắm trước vòi, nước xối vào cũng thấy đau, hoặc khi có đối tác chạm vào lại càng khó chịu.Núm vú trở nên nhạy cảm quá mức rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Sự nhạy cảm của vú thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố, đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ cảm thấy đau vú thời kỳ tiền mãn kinh hoặc dấu hiệu sớm của việc mang thai. Tuy nhiên, một số loại ung thư vú có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố nên tạo ra cảm giác tương tự.Vì vậy, nếu bỗng dưng ngực nhạy cảm hơn bình thường và không thuộc các trường hợp kể trên thì cần đi khám sớm.
7. Bầu vú hiện rõ tĩnh mạch
Có thể nhìn thấy các tĩnh mạch trên bề mặt bầu vú phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như màu da, lượng mỡ dưới da, khi mang thai, do di truyền... nhưng nếu là những đường màu xanh nguệch ngoạc và luôn thay đổi bề ngoài rất có thể là dấu hiệu sớm của ung thư vú.
Nói chung, không có gì phải lo lắng, nhưng nếu chưa bao giờ xuất hiện mà nay hiện ra và đột nhiên to hơn, tối hơn hoặc nổi rõ hơn không thể xem thường. Các tĩnh mạch có thể nhìn thấy chỉ ra sự hiện diện của một khối u vì chúng đòi hỏi lưu lượng máu nhiều hơn, dòng máu bị chặn, khiến tĩnh mạch ở gần nổi rõ hơn.
8. Ngứa núm vú kéo dài không khỏi
Đôi khi mặc áo nịt ngực có viền bằng ren hoặc sequin cũng có thể ngứa núm vú nhưng nó qua ngay.Ngược lại, ngứa liên tục đó là một bất thường. Rất nhiều nguyên nhân gây núm vú ngứa, như nhiễm trùng nấm men hoặc dị ứng hay kích ứng từ quần áo. Nhưng có một loại ung thư vú hiếm gặp có thể khiến phát ban khô, đỏ, ngứa xuất hiện trên hoặc xung quanh núm vú, tương tự như khi mắc bệnh chàm và nếu không biến mất sau một hoặc hai tuần cần đi kiểm tra ngay.
9. Nách bị đau
Sự thật về bầu vú phụ nữ khá thú vị, mô vú kéo dài theo dạng tròn y chang hình thù chiếc áo nịt ngực. Điều này khiến bộ ngực phụ nữ chạy dọc theo bên ngực và lên nách. Đôi khi có thể bị ung thư mô vú, ung thư khiến các hạch bạch huyết ở vùng nách sưng lên. Vì vậy nếu không tập môn thể thao chống đẩy, hoặc chấn thương thể chất bất thường, hay do cạo lông nách mà bị đau sưng nên đi kiểm tra ngay. Tuy không phải cứ đau nách là ung thư, nhưng nó là dấu hiệu sớm không thể bỏ qua.
10. Những thay đổi không liên quan đến bộ ngực
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Anh (NCRI), đau lưng, đau cổ và sụt cân không rõ nguyên nhân được liệt kê là các triệu chứng của ung thư vú ngoài nhưng nguyên nhân chính thống. Các triệu chứng này hầu như không liên quan gì đến bộ ngực của phụ nữ và đôi khi gây nhiễu khiến người ta dễ nhầm khi khám. Vì lý do này, những người thuộc nhóm rủi ro cao, như kế thừa các gien ung thư hay các yếu tố khác, khi thấy các dấu hiệu nói trên nên tư vấn và khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo Sức khoẻ & Đời sống