Những triệu chứng đau tim cần chú ý trong kì nghỉ lễ

(Dân trí) - Vào đêm Giáng sinh, nguy cơ đau tim tăng 37%, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học BMJ, và chúng dễ xảy ra nhất vào khoảng 10 giờ tối, ngay sau bữa tối. Stress và thói quen ăn uống thay đổi trong những ngày nghỉ lễ là những yếu tố góp phần vào nguy cơ này.

"Mua sắm đến phút cuối cùng, nhìn thấy những thành viên gia đình mà bạn có thể không mấy khi gặp và tranh cãi với họ về bất cứ điều gì mà gia đình vẫn hay tranh cãi, uống nhiều rượu hơn cả năm cộng lại, ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh, đi chơi và quên mang theo thuốc - tất cả những điều đó khiến tim phải gắng sức rất nhiều và làm tăng đáng kể nguy cơ tai biến,” Bác sĩ Christopher Kelly nói.

Những triệu chứng đau tim cần chú ý trong kì nghỉ lễ - 1

Bs. Kelly cũng cảnh báo mọi người không nên bỏ qua các triệu chứng thực sự của cơn đau tim.

"Mọi người thường không muốn làm hỏng bữa tiệc, họ không muốn đến phòng cấp cứu và vì vậy họ cố gắng chờ mọi thứ đi qua, nhưng đó là một sai lầm lớn vì cơn đau tim sẽ không chờ đợi", ông nói. "Điều duy nhất tệ hơn việc phá hỏng một kì nghỉ lễ là phá hỏng tất cả các kì nghỉ lễ vì bạn bị bệnh nặng hoặc thậm chí bị chết, vì vậy đừng bỏ qua các triệu chứng."

Dưới đây là những triệu chứng đau tim cần được chú ý:

Đau ngực

Uống thuốc nếu: Thấy đau nhiều

Đặt hẹn khám nếu: Đau khi gắng sức

Đến phòng cấp cứu nếu: Bị khó thở

Nếu bạn bị đau ngực kéo dài trong vài giây và biến mất, hoặc tăng lên khi đụng chạm vào nó hoặc khi thay đổi tư thế, thì đó có thể là đau do chuột rút. Nhưng nếu bạn bắt đầu có cảm giác nặng ở ngực, đặc biệt là nếu kèm theo hồi hộp đánh trống ngực, khó thở hoặc chóng mặt, và không hết, thì dù không muốn phá hỏng bữa tiệc tất niên, bạn vẫn nên gọi cấp cứu.

Đau chân

Uống thuốc nếu: Vừa nâng vật nặng

Đặt hẹn khám nếu: Bắt đầu dùng thuốc mới

Đến phòng cấp cứu nếu: Sưng một bên chân

Đau chân có thể xảy ra mọi lúc với bất kỳ ai, nhưng mối lo ngại chính là liệu có huyết khối có thể gây biến chứng tử vong không.

Vì vậy, nếu bạn đã ngồi một chỗ trong một thời gian dài trên tàu hoặc máy bay, và sau đó bạn thấy đau ở một chân và chân đó trông hơi sưng hoặc đỏ, đó là một dấu hiệu cho thấy có thể có huyết khối trong đó, và đây là một cấp cứu y tế. Mặt khác, nếu bạn chỉ cảm thấy hơi bị chuột rút ở cả hai chân vì phải đứng suốt ngày để nấu ăn hoặc làm việc gì đó, thì điều đó có vẻ yên tâm hơn.

Đau họng

Uống thuốc nếu: Trời lạnh và khô

Đặt hẹn khám nếu: Các triệu chứng kéo dài quá 2 tuần

Đến phòng cấp cứu nếu: Thấy một tĩnh mạch bị sưng ở một bên cổ

Đặc biệt vào lúc trời lạnh và khô, bạn rất dễ thức dậy và thấy mình bị đau họng. Những lúc như vậy, bạn chỉ cần uống một ít nước là hết.

Nhưng, ông nói, nếu bạn cũng bị ho, sốt và/hoặc ớn lạnh, có lẽ bạn nên kiểm tra với bác sĩ. Rõ ràng, đây là mùa cúm, mọi người dễ bị cảm lạnh khi đi trên máy bay hoặc tàu hỏa, vì chỉ cần một người ho là những người khác đều bị phơi nhiễm.

Cẩm Tú

Theo CBS