Những thực phẩm và thuốc “không đội trời chung”

(Dân trí) - Thuốc uống vào là xong, chờ một thời gian là hết bệnh, đó là thói quen của chúng ta. Nhưng khi vào cơ thể có thể gây tác dụng ngược do “mâu thuẫn” với thức ăn, nước uống bạn dùng.

Các loại thuốc - Thuốc lá 

 

Uống bất cứ loại thuốc nào trong vòng 30 phút đều không được hút thuốc lá bởi nicotin sẽ đẩy nhanh tốc độ giải độc của gan khiến nồng độ thuốc trong máu không đủ, khó để thuốc phát huy hết hiệu quả. Thí nghiệm đã chứng minh được rằng, trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc mà hút thuốc lá thì nồng độ thuốc trong máu giảm đến 5% so với khi không hút thuốc.

 

Aspirin - Rượu, nước hoa quả

 

Rượu sau khi vào cơ thể cần phải bị ô xy hoá thành acetaldehyde rồi thành axit acetic.

 

Trong khi đó, Aspiril ngăn chặn acetaldehyde ô xy hoá thành acetic, gây ra tích tụ acetaldehyde trong cơ thể, không những làm cho toàn thân đau nhức, cơ thể phát sốt mà còn tổn thương đến gan.

 

Còn nước hoa quả sẽ làm tăng tác dụng phụ của aspiril với niêm mạc dạ dày, dẫn tới có thể chảy máu dạ dày.

 

Berberine - Trà

 

Trong trà có chứa 10% chất tannic. Tannic ở trong cơ thể phân giải thành axit tannic, axit tannic sẽ kết tủa kiềm các chất sinh học có trong berberine, làm giảm tác dụng của berberine. Vì vậy, người uống berberine trong vòng 2 tiếng không được uống trà.

 

Buprofen - Cà phê, côca

 

Tác dụng phụ của Buprofen là kích thích niêm mạc dạ dày. Trong cà phê và coca có chất cafein sẽ kích thích tăng tiết axit dạ dày khiến tác dụng phụ của buprofen bị đẩy nhanh, gây chảy máu dạ dày thậm chí thủng dạ dày.

 

Thuốc kháng sinh - Sữa, nước hoa quả

 

Trước và sau 2 tiếng uống kháng sinh không được uống sữa và nước hoa quả. Bởi sữa sẽ làm giảm tính linh hoạt của thuốc kháng sinh, làm cho thuốc không phát huy được hết tác dụng.

 

Trong nước hoa quả (đặc biệt là nước hoa quả tươi) rất giàu axit tự nhiên, càng làm cho kháng sinh tan nhanh, không những làm giảm tác dụng của thuốc mà còn có thể tạo ra những chất có hại, làm tăng mạnh tác dụng phụ độc hại của thuốc.

 

Canxi - Rau chân vịt

 

Trong rau chân vịt có chứa hợp chất Potassium oxalate, sau khi vào cơ thể điện giải ion gốc acid oxalate sẽ làm ngưng tụ kết tủa ion canxi, không những cản trở cơ thể hấp thụ canxi mà còn  gây ra acid oxalate canxi kết sỏi.

 

Các chuyên gia khuyến nghị rằng uống viên Canxi trong vòng 2 tiếng không nên ăn rau chân vịt, hoặc phải luộc rau chân vịt trước, đợi cho Potassium oxalate tan hết trong nước, sau đó đổ hết nước đi mới được ăn. 

 

Dương Hằng

Theo 365jk