Những thành phần dễ gây dị ứng trong mỹ phẩm

(Dân trí) - Phần lớn các thành phần có tác dụng tẩy da chết, làm sạch hoặc lột nhẹ đều có thể gây kích ứng da. Vì thế trước khi thử một sản phẩm chăm sóc da mới, hãy tìm hiểu về những chất dễ gây kích ứng này.

1. A xít salicylic

1. A xít salicylic

"A xít này cũng chính là hoạt chất trong aspirin, mà từ 3 - 5% dân số cũng bị mẫn cảm với aspirin. A xít salicylic thường được dùng để điều trị các vết sẹo thâm, nhưng nó cũng có thể gây mề đay hoặc viêm.

Các chuyên gia khuyên nên thay bằng benzoyl peroxide để điều trị mụn trứng cá nếu bạn bị dị ứng với a xít salicylic.

2. Nhôm

Nhôm hay có mặt trong các sản phẩm khử mùi và chống ra mồ hôi vì nó giúp giảm tiết mồ hôi. Nhưng vì là một muối nên nó có thể gây đỏ da, ngứa và thậm chí phù nề. Một cách thay thế là dùng dầu magiê, chứa ninasium chloride để ngăn ra mồ hôi, hoặc các sản phẩm khử mùi không chứa nhôm.

3. A xít glycolic

"A xít này có cấu trúc rất nhỏ nên thấm vào da rất tốt. Nó hầu như không có tác dụng phụ, nhưng việc thấm vào quá nhanh khiến da có thể bị kích ứng, dẫn đến những tác dụng phụ nhự như đỏ và khô da.

Một lựa chọn tốt hơn cho da nhạy cảm là a xít lactic, loại a xít này có kích thước vật lý lớn hơn, vì thế nó giải phóng chậm hơn.

4. Sulfates

Từ sulfates thường được dùng để chỉ natri lauryl sulfate. Chất tẩy này có mặt trong nhiều sản phẩm tẩy rửa và dầu gội đầu và có thể gây đỏ da, khô da ở da nhạy cảm, dễ bị eczema. Để có tác dụng dịu nhẹ hơn, hãy chọn những sản phẩm không sulfate hoặc dầu gội đầu chứa natri laureth sulfate thay vì chất này.

5. Retinol

Retinol vẫn là “chuẩn vàng” trong điều trị chống lão hóa, đẩy lùi tổn thương do ánh nắng và kích thích collagen. Tuy nhiên, chất này có thể gây một số phản ứng độc hiếm gặp, cũng như gây kích ứng da khó chịu.

6. Chất bảo quản

Chất bảo quản có mặt trong hầu hết các sản phẩm có chứa nước. Những chất bảo quản hay gặp nhất trên nhãn là parabens, imidazolidinyl urea, Quaternium-15, DMDM hydantoin, phenoxyethanoil, methylchloroisothiazolinone, và formaldehyde. Tất nhiên là những thành phần này ngăn không cho vi khuẩn phát triển (nhờ đó mà sản phẩm sử dụng được lâu hơn), nhưng chúng có thể gây dị ứng – phù nề hoặc mày day - ở một tỷ lệ nhỏ người dùng. Nếu bạn bị dị ứng với chất bảo quản, hãy chọn những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên.

7. Chất thơm

"Chất thơm là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng da. Chất thơm không thực sự dùng để chỉ nước hoa, mà là những hợp chất hóa học khiến sản phẩm có mùi dễ chịu hơn. Hiện nay chất thơm có mặt trong rất nhiều sản phẩm. Thậm chí những sản phẩm ghi “không mùi” cũng có chất thơm để che giấu mùi thật của công thức. Những người bị dị ứng chất thơm có thể bị phù nề, ngứa và những trường hợp nặng có thể sưng húp cả mắt. Trong trường hợp này nên thay bằng sản phẩm không có chất thơm mà trên nhãn ghi rõ là “không có chất thơm”, thay vì chỉ ghi chung chung là “không mùi”.

Điều trị thế nào khi bị dị ứng

Trước tiên là phải đảm bảo an toàn. Nếu da bạn thuộc loại da nhạy cảm, hãy bôi thử một ít lên da mặt sau cánh tay trước khi dùng sản phẩm mới trên mặt hoặc trên người. Nếu không thấy da nổi mẩn hoặc da hết đỏ sau 24 giờ thì có thể sử dụng sản phẩm như dự định.

Nếu vẫn bị kích ứng, có thể bôi kem corticoid nhẹ tại chỗ hoặc uống thuốc kháng histamine để giảm sưng, đỏ và ngứa. Nếu phản ứng nặng hơn, có thể phải uống thuốc corticoid. Còn nếu bị dưng môi, lưỡi hoặc họng, khó thở hoặc nổi mề đay, thì cần đến ngay cơ sở y tế.

Cẩm Tú

Theo MSN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm