Những nguyên nhân khiến ho đàm dai dẳng

Ho đàm thông thường là triệu chứng phổ biến khi thời tiết thay đổi nhưng nếu điều trị không kịp thời và sai cách sẽ khiến ho đàm kéo dài và gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Khác với ho khan chỉ ho đơn thuần không khạc ra đàm hoặc chỉ có một chút chất nhầy không đáng kể, khi bị ho đàm, người bệnh thường khạc ra đàm dưới dạng chất nhầy loãng hoặc đặc. Tuy nhiên, hết lượng đàm này bị tống ra thì chất nhầy lại tiếp tục được tiết ra và tạo thành lượng đàm khác trong cổ họng. Quá trình này kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị ho có đàm đặc biệt vào ban đêm khi các cơn ho kéo dài khiến cả người bệnh lẫn người khỏe mất ngủ theo.

Để chữa dứt ho đàm điều quan trọng nhất là phải điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn nếu có và làm sạch đàm. Nếu hết đàm thì người bệnh sẽ hết ho. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan đã khiến nhiều người không chữa dứt được ho đàm một cách triệt để khiến ho cứ kéo dài dai dẳng gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh lẫn người thân trong gia đình.

Ho cứ kéo dài dai dẳng gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và sinh hoạt thường ngày
Ho cứ kéo dài dai dẳng gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và sinh hoạt thường ngày

Nguyên nhân khách quan:

Dù ho đàm đã dần thuyên giảm, nhưng nếu người bệnh gặp phải thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường làm nhiễm khuẩn hệ hô hấp mà không có phương pháp chữa trị đúng lúc và thích hợp sẽ khiến ho đàm cứ thế kéo dài dai dẳng.

Môi trường sống hay môi trường làm việc của người đang bị ho đàm bị ô nhiễm khiến người bệnh ngày qua ngày hít phải khói bụi ô nhiễm làm dịch nhầy trong hệ hô hấp của người đang bị ho đàm tiếp tục sinh ra dẫn đến ho đàm kéo dài.

Nguyên nhân chủ quan:

Thay vì dùng thuốc theo chỉ định, người dùng tự ý mua thuốc ho mà không hiểu khi nào cần dùng thuốc ức chế cơn ho, lúc nào dùng thuốc ho loãng đàm.

Nhiều người bệnh cũng có tâm lí chủ quan khi cảm thấy cơn ho sắp hết liền tự ý ngừng việc dùng thuốc chữa trị dẫn đến hậu quả là cơn ho quay trở lại và kéo dài phức tạp hơn lúc đầu.

Để hết ho đàm

Theo các chuyên gia, trong trường hợp xác định ho có đàm, điều cần thiết phải là phải điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn nếu có và làm sạch đàm bởi hết đàm mới hết ho cùng với các biện pháp hỗ trợ như:

Nên uống nhiều nước để đàm trong cổ họng loãng ra giúp người bệnh dễ thở hơn và dễ tống đàm ra ngoài trong khi ho. Nên uống nước ấm, tuyệt đối không uống nước lạnh và sử dụng đồ ăn lạnh.

Cần giữ nhà cửa khô ráo, thoáng mát, mở cửa sổ và kéo rèm để nắng chiếu vào tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ở những người có cơ địa dị ứng, tránh thức ăn gây dị ứng như hải sản, bò, gà, trứng.

Nên uống nhiều nước cam, chanh.

Vào những ngày lạnh nên giữ ấm cơ thể để tránh dịch nhầy trong hệ hô hấp bị kích ứng mà tăng tiết quá mức gây nên đàm.

Giữ môi trường sống thông thoáng, tập luyện thể thao thường xuyên, có chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời, nên hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm mũi cấp tính.

Chế độ sinh hoạt hợp lý và lựa chọn phương pháp điều trị ho đúng giúp bảo vệ được âm thanh hạnh phúc gia đình
Chế độ sinh hoạt hợp lý và lựa chọn phương pháp điều trị ho đúng giúp bảo vệ được âm thanh hạnh phúc gia đình

Hoạt chất Bromhexine – Giải pháp điều trị ho đàm hiệu quả cho mọi gia đình

Những nguyên nhân khiến ho đàm dai dẳng - 3

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hoạt chất Bromhexine với tác dụng phối hợp giúp loãng đàm hiệu quả trong điều trị ho đàm. Thuốc ho loãng đàm với hoạt chất Bromhexine được bào chế dưới dạng viên nhỏ tiện lợi cho người lớn và cả dạng siro vị dâu dịu ngọt thích hợp cho trẻ nhỏ (có thể dùng cho trẻ dưới 2 tuổi). Khi cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn các thuốc từ những nhà sản xuất của các quốc gia uy tín để đạt hiệu quả điều trị tối ưu cũng như bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.

Chương trình được phối hợp thực hiện bởi Công ty DKSH Việt Nam và TTTTGDSK TƯ (T5G) – BYT