1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những loại bệnh mùa hè bố mẹ nào cũng sợ!

(Dân trí) - Nắng gió ngày hè giúp trẻ phổng phao hơn nhưng cũng có thể trở thành nỗi kinh hoàng khi cha mẹ phải nghỉ làm, lo lắng vì con trẻ hết rôm sẩy lại đến tiêu chảy, sốt vi-rút, đau mắt, thậm chí là tay-chân-miệng….

Những loại bệnh mùa hè bố mẹ nào cũng sợ!



  

Một nghiên cứu kéo dài 2 tháng do Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London (Anh) tiến hành tại Indonesia mới đây nhất về các bệnh thường gặp trong mùa mưa (mùa hè) cho thấy bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở gần 60% trẻ em, trong đó tới hơn 75% là ở độ tuổi 5 - 15. Trong các bệnh nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là bệnh hô hấp (hơn 35%), tiếp theo là bệnh tiêu chảy, da liễu…

 

Hậu quả là có hơn 20% trẻ thường xuyên phải nghỉ học 2 ngày còn bố mẹ phải nghỉ 1,5 ngày để trông nom, mất 10% chi phí chung nhưng quan trọng hơn là những lo lắng bệnh tật làm ảnh hưởng đến việc học tập (có tới gần 70% cha mẹ lo lắng rất nhiều).

 

Vậy làm thế nào để giảm thiểu những lo lắng và trẻ vui khoẻ suốt hè?

 

Đối với bệnh ngoài da, chủ yếu là mụn nhọt, rôm sảy, bố mẹ cần thay đổi quan niệm đây là do nóng trong, ăn nhiều đồ nóng bởi ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thủ phạm chính là do khâu vệ sinh.

 

Trong tiết trời nóng bức, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt, nếu cơ thể sẵn bụi bẩn, cáu ghét, mồ hôi sẽ ứ đọng ở ống bài tiết, lỗ chân lông bị bít lại, gây viêm nhiễm, làm nổi lên những túi nước nhỏ, ken từng mảng dày… gọi là rôm sảy.

 

Rôm sảy tuy không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu sẽ làm bé quấy khóc, mất ngủ… ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng, chiều cao của trẻ (trẻ lớn nhanh nhất khi ngủ). Chưa kể, nếu tay trẻ bẩn gãi lên các vùng này sẽ làm rách da, vi khuẩn theo đó xâm nhập, gây ra mụn nhọc, chốc lở, thậm chí viêm da, mưng mủ.

 

Do đó, ngoài việc cho trẻ mặc quần áo cotton, ở những nơi thoáng mát thì việc tắm ngày 2 lần trước khi ngủ trưa và tối, thường xuyên rửa tay, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả… sẽ giúp hạn chế sự phát triển của rôm sẩy và đặc biệt là các biến chứng.

 

Đối với các bệnh đường ruột và ngộ độc thực phẩm, hè là mùa cao điểm bởi môi trường nóng ẩm tạo điều cho vi khuẩn phát triển trong khi khâu vệ sinh nguồn nước, đồ dùng, thực phẩm lại kém. Ví như việc cho trẻ ăn lại thức ăn bỏ dở lúc trước, ăn những thức ăn lạ, thức ăn không được bảo quản tốt trong khi đi du lịch, nghỉ mát… đều có thể gây tiêu chảy hay nặng hơn là ngộ độc (ngoài tiêu chảy còn kèm thêm nôn…)

 

Lúc này, trẻ dễ sụt cân hơn bao giờ hết bởi ngoài việc cơ thể bị mất nước, trẻ còn phải kiêng các thực phẩm ngon bổ như cá tôm, váng sữa, phô-mai…

 

Do đó, chớ lơ là việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, bàn tay của trẻ cũng như của người trông trẻ, bế ẵm trẻ. Mọi thực phẩm phải được đun sôi kỹ, không cho trẻ ăn món nào quá 30 phút, không để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá 1 tiếng.

 

Đối với các bệnh do côn trùng, sự thay đổi nhiệt độ, những trận mưa liên tiếp… là thời điểm lý tưởng cho muỗi phát triển. Vậy nên sau mỗi cơn mưa mát mẻ là số trẻ bị sốt cao 39-40oC, sau vài ngày sốt thì nổi nốt đỏ dưới da… (biểu hiện của sốt xuất huyết) lại tăng lên. Nếu bố mẹ không biết, để kéo dài quá 3 ngày, trẻ có thể chuyển nặng như bứt rứt, li bì, vật vã và sang những biến chứng khó lường.

 

Giải pháp: Cách tốt nhất là vệ sinh nhà cửa, không treo quần áo, không lưu trữ nước lộ thiên… để muỗi không có nơi trú đậu, sinh sản.

 

Đối với các bệnh ở mắt (đau mắt đỏ, đau mắt hột…), bệnh thường hoành hành vào thời điểm nắng nóng do không khí nhiều hơi ẩm cùng bụi bẩn tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm kết mạc phát triển; kèm theo đó là các hoạt động như bơi lội, vui chơi làm tăng cơ hội phát tán căn bệnh vốn rất dễ lây. Giải pháp duy nhất là cách ly với người bệnh, vệ sinh đồ dùng, bàn tay thường xuyên, không dụi mắt…. Có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt liên tục.
 

Nhân Hà

 

Nhân Hà

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm