1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những loại bệnh cần khám và chữa trị kịp thời

(Dân trí) - Để giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu quả khám chữa bệnh, Tạp chí Reader’s Digest phát hành tại Hồng Kông mới đây đã khuyến cáo mọi người tập trung vào 5 loại bệnh sau:

1. Bệnh tim mạch

 

Đối với bệnh tim mạch điều cần làm trước tiên là thử máu, nhất là những người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh, hoặc những ai có mức độ mắc bệnh tim mạch từ 10-20% trong vòng 10 năm sắp tới. Riêng đối với người châu Á thì nên làm bởi lẽ đây là khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao do lối sống, cách ăn uống và phong tục tập quán mang tính đặc thù làm cho tỷ lệ người mắc bệnh ngày một cao.

 

Nội dung khám bao gồm kiểm tra mức gia tăng về protein phản ứng Chomocysteine và Lipoprotein Lp (a) và kiểm tra LDL (cholesterol xấu).

 

Cách điều trị: Dùng statins, vitamin B, tăng cường luyện tập thể thao, ăn uống khoa học, nên tìm cach làm giảm LDL trong máu.

 

2. Bệnh phình mạch bụng

 

Nên đi siêu âm bụng. Những người đàn ông trên 60 hay trên 50 nếu có thói quen hút thuốc, hoặc những người đàn ông trên 40 có tiền sử gia đình mắc bệnh là nhóm người có thành động mạch vùng bụng yếu, mỏng và dễ bị phình vì vậy cứ 3 đến 5 năm nên đi siêu âm một lần, nếu để lâu, không điều trị kịp thời thì có tới 80% bị phình mỡ.

 

Bằng kỹ thuật siêu âm không gây hại người ta có thể biết rõ mức độ hư hỏng của thành động mạch, thậm chí còn biết được cả trường hợp chảy máu. Lợi thế của kĩ thuật này là do biết được mức độ phình của mạch từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

3. Bệnh dị ứng thuốc

 

Bệnh dị ứng thuốc hay còn gọi là tính nhạy cảm thuốc có nghĩa là khi một người nào đó đang điều trị lại bị phản ứng hoặc có những phản ứng mạnh làm cho thuốc không còn tác dụng và thay vào đó là sinh bệnh, bởi vậy người ta cần phải thử phản ứng, thử máu trước khi điều trị.

 

Theo số liệu thống kê thì có tới hàng triệu người bị đột biến làm cho thuốc chữa bệnh trở nên độc hại cho cơ thể và có tới trên một nửa thuốc chữa bệnh, kể cả thuốc giảm đau, chống trầm cảm được điều chế bằng enzymes mà người ta gọi là lĩ thuật C4P450 đã gây phản ứng xấu cho cơ thể con người. Bằng kĩ thuật thử máu, thử phản ứng, bác sĩ biết được khả năng chịu thuốc để dùng liều thích hợp hoặc thay đổi phác đồ điều trị.

 

4. Ung thư phổi

 

Nên đi khám bằng kĩ thuật quét CT (Spiral Comphuted Tomography) hay nói gon hơn là chụp cắt lớp vi tính. Những ai có thói quen hút thuốc, thường xuyên làm việc trong môi trường amiăng (asbestos), những người thường xuyên hít khói thuốc lá (hút khói thụ động) thì nên đi khám kĩ thuật này. Đây là nhóm người dễ mắc bệnh ung thư phổi nhất, thực tế những người khi khám phát hiện ra bệnh thì chỉ có 15% sống không quá 5 năm.

 

Khi khám người ta cho bệnh nhân nằm lên bàn và đưa vào máy quét. Máy tính sử dụng các số liệu để tạo ra hình ảnh 3 chiều của phổi và nhờ kĩ  thuật này người ta có thể biết được chính xác các khối u có kích thước dưới 1 cm, đây là điều mà kỹ thuật X quang thông thường không làm được và qua khám nghiệm người ta có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tương lai người ta còn cho ra đời loại máy hiện đại hơn để biết được chính xác gia đoạn phát bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp.

 

5. Bệnh ung thư buồng trứng

 

Nên đi siêu âm, thử máu CA-125 và kiểm tra chậu hông. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc bệnh ung thư vú hoặc cả hai hay đàn ông có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc bệnh ung thư kết tràng thì nên đi khám 3 hạng mục trên. Những người mắc bệnh ung thư buồng trứng thường xuất hiện các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn như phù, tăng cân, đau lưng, mệt mỏi...

 

Nếu phát hiện sớm khả năng kéo dài tuổi thọ trên 5 năm có thể đạt tới 95%. Trong kĩ thuật này người ta dùng phương pháp quét siêu âm đạo, thử máu để kiểm tra hàm lượng CA-125, đây là chất tạo khối u và nếu tăng, rủi ro mắc bệnh là rất lớn, bởi thực tế có tới trên một nửa bệnh nhân ung thư buồng trứng có hàm lượng CA-125 tăng, tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn người ta thường kiểm tra CA-125 nhiều lần để phẫu thuật cắt bỏ khối u trước khi nó di căn.

 

Kiều Nga
Theo Reader’s Digest