1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những bước đột phá trong y học năm 2014

(Dân trí) - Năm 2014 đã ghi dấu rất nhiều phát kiến mới trong y học, giúp con người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Hãy cùng điểm qua những bước đột phá lớn nhất của y học trong năm nay.

Ghép
tim từ tử thi

Ghép tim từ tử thi

Khi nói tới ghép tạng, điều rất cần thiết là người cho tạng còn sống, nhưng trong năm nay mọi chuyện đã thay đổi khi tháng 10/2014, một nhóm các nhà khoa học Australia đã làm nên lịch sử khi hồi sinh được tim đã chết từ tử thi và ghép thành công cho 1 bệnh nhân.

Khoảng 20 phút sau khi tim đã ngừng đập, các bác sĩ đưa quả tim vào một thiết bị có biệt danh là “trái tim trong hộp”, có chức năng cung cấp ô xi cho tim. Sau khi lấy ra khỏi hộp, tim được tiêm dung dịch bảo quản để giữ tươi. Điều này thực hiện được là nhờ một thiết bị tưới máu có tên là OCS-HEART.

“Vì 2 công việc này diễn ra đồng thời [điều khiển và dung dịch bảo quản] gần như một cuộc tấn công hoàn chỉnh, đã cho phép thực hiện mọi kiểu ghép tim đã ngừng đập," GS Bob Graham, giám đốc điều hành Viện Victor Chang, nơi đứng sau dung dịch bảo quản này cho biết.

Vắc xin sởi khiến ung thư thuyên giảm

Năm 2014 đã chứng kiến nhiều phát kiến trong điều trị ung thư, nhưng một trong những phát hiện gây ấn tượng nhất là vào tháng 5, khi việc tiêm quá liều vắc xin sởi đã khiến cho bệnh ung thư máu ở một phụ nữ gần như thuyên giảm hoàn toàn.

Stacy Erholz được tiêm một lượng vắc xin sởi cực kỳ lớn với mục đích nhắm đến và tiêu diệt ung thư máu.

“Đây là một cột mốc. Từ lâu chúng ta đã biết rằng có thể tiêm vi rút vào qua đường tĩnh mạch và tiêu diệt ung thư di căn trên chuột. Song trước đây chưa ai chứng minh rằng có thể làm như vậy trên người,” TS. Stephen Russell, nhà nghiên cứu đứng đầu dự án phát biểu trên tờ Star Tribune Health.

“Đây là một khám phá rất có ý nghĩa,” TS. John C. Bell, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư tiên tiến ở Ottawa nói thêm.

Sử dụng
máy in 3D để thực hiện ca ghép xương sọ đầu tiên của thế giới

Sử dụng máy in 3D để thực hiện ca ghép xương sọ đầu tiên của thế giới

Năm 2014 đón chào nhiều thành công của công nghệ 3D, khi biết rằng nó không chỉ giúp chúng ta sống dễ dàng hơn, mà còn giúp ta sống lâu hơn.

Vào tháng 5, một nhóm các phẫu thuật viên Hà Lan đã tiến hành ca ghép hộp sọ đầu tiên trên thế giới, sử dụng mảnh ghép bằng chất dẻo được in 3D theo đúng kích thước của bệnh nhân.

Người nhận hộp sọ “đo ni đóng giày” này là một phụ nữ 22 tuổi bị một căn bệnh khiến cấu trúc xương sọ dày lên. Tình trạng này làm tăng áp lực lên não và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thực hiện các hoạt động bình thường.

"Chúng tôi đã chế tạo một mảnh ghép bằng cách thủ công trong phòng mổ, sử dụng một loại xi măng, nhưng mảnh ghép đó không thật là vừa vặn," BS. Bon Verweij, trưởng kíp mổ tại Trung tâm Y học Đại học Utretch cho biết. "Giờ đây chúng tôi có thể sử dụng in 3D để đảm bảo rằng các thành phần này vừa khít với nhau. Đây là một tiến bộ lớn, không chỉ về thẩm mỹ, mà còn vì bệnh nhân thường có chức năng não tốt hơn so với phương pháp cũ."

Sau ca mổ, bệnh nhân đã phục hồi được thị lực và có thể đi làm trở lại. “Cô ấy gần như không còn dấu hiệu gì của ca mổ," Verweij cho biết.

Âm đạo
nuôi cấy trong ống nghiệm

Âm đạo nuôi cấy trong ống nghiệm

Trong năm nay các bác sĩ đã tái khám cho 4 thiếu nữ được ghép nhân tạo nuôi cấy trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới, và cho biết các bệnh nhân vẫn có cuộc sống bình thường, không đau.

Các cô gái này bẩm sinh bị một căn bệnh di truyền khiến cho các cơ quan sinh sản của họ không phát triển đầy đủ. 8 năm trước họ được ghép âm đạo cấu tạo từ mẫu cơ và tế bào của chính mình. Những mẫu này được giãn ra trong ống nghiệm và được xử lý tạo thành hình dạng âm đạo nhờ sự hỗ trợ của “bộ khung” tự tiêu trong cơ thể.

Nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng âm đạo “nhân tạo” không chỉ tạo được trong ống nghiệm, mà còn cấy ghép thành công trên người,TS. Anthony Atala, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích. "Đây là một lựa chọn mới cho những bệnh cần cần mổ tạo hình âm đạo.”

Chi giả chuyển tín hiệu cơ thành cử động

Năm 2014 đã chứng kiến sự ra đời của công nghệ chi giả phức tạp nhất hiện nay. Vào tháng Năm, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ đã cho phép tiếp thị tay giả đầu tiên “phiên dịch” tín hiệu điện từ cơ của người để giúp họ thực hiện các công việc với độ chính xác cao.

Thiết bị tay giả này có tên là DEKA Arm System, điều khiển cử động thông qua các điện cực điện cơ. Nó cho phép bệnh nhân bị cắt cụt chi có được lựa chọn mới cho chi giả.

“DEKA Arm System có thể cho phép người bệnh thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn so với chi giả hiện nay theo cách giống với cử động tự nhiên của tay,” Christian Foreman, giảm đốc Văn phòng đánh giá thiết bị của FDA giải thích.

Các đối tượng sử dụng tay giả có thể hoàn thành những công việc phức tạp như nhào bột, di chuyển đồ vật, bắt tay, và quan trọng nhất là tự ăn uống được.

Người
mù nhìn được nhờ mắt phỏng sinh học

Người mù nhìn được nhờ mắt phỏng sinh học

Mắt phỏng sinh học đã được cải tiến đáng kể trong năm 2014, cho phép người mù thực hiện được giấc mơ từ lâu là nhìn thấy được ánh sáng. Larry Hester là một trong số những người mà cuộc sống đã thay đổi ấn tượng nhờ mắt phỏng sinh học trong năm 2014 khi, sau gần 33 năm bị mù, ông đã nhìn lại được.

Mắt phỏng sinh học, có tên là Argus II Retinal Prosthesis System, được FDA phê chuẩn năm 2013, nhưng trong năm nay các kỹ sư đã cải tiến hơn nữa hệ thống này. Đây là thiết bị cấy ghép đầu tiên của thế giới để điều trị cho người bị viêm võng mạc sắc tốt, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Mắt phỏng sinh học gồm một thiết bị cấy trong mắt, một máy quay video gắn trên kính và bộ xử lý video được bệnh nhân mang theo người. Hiện nay, Hester mới chỉ nhìn thấy lại ánh sáng, nhưng với doanh nhân 66 tuổi đã nghỉ hưu này thì điều đó vẫn vượt quá cả sự mong đợi.

“Ánh sáng là cái gì đó quá cơ bản và có lẽ không ý nghĩa với bất cứ ai khác. Nhưng với tôi nó có nghĩa là tôi có thể nhìn thấy ánh sáng. Và chúng tôi có thể bắt đầu từ đây,” ông nói.

Bảo quản phổi ngoài cơ thể trong thời gian kỷ lục

Các chuyên gia về ghép tại ở Bệnh viện trường đại học Leuven, Bỉ đã có thể bảo quản phổi bên ngoài cơ thể người trong suốt 11 giờ, thời gian kỳ lục trong lịch sử y học. Điều này đạt được là nhờ một thiết bị có tên OCS LUNG, một thiết bị tưới máu cung cấp cho phổi đã cách ly nguồn ô xy tươi mới và liên tục.

"Thiết bị cho phép chúng tôi giữ phổi bên ngoài cơ thể trong hơn 11 giờ mà không có tác dụng phụ," TS. Dirk Van Raemdonck, người đã giúp thực hiện ca mổ cho biết, ông cũng nói rằng “đây là thời gian lâu nhất từng được báo cáo từ trước tới nay.”

Thiết bị này hiện đã được bán ở châu Âu và Australia, còn các thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ dự kiến sẽ được bắt đầu sớm.

Cẩm Tú

Theo Medical Daily