1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nhịp tim như thế nào thì nguy hiểm?

(Dân trí) - Mặc dù là trung tâm của một trong những hệ thống cơ thể quan trọng nhất nhưng nhiều người không biết nhiều về tim của mình hoặc cách thức hoạt động của nó.

nhip tim.jpg

Nhịp tim khi nghỉ là nhịp điệu oxy chảy trong cơ thể khi bạn ít vận động, bao gồm các hoạt động như ngủ, ngồi tại bàn làm việc hoặc xem tivi ở nhà. Các triệu chứng của nhịp tim nhanh khi nghỉ bao gồm ít sinh lực, huyết áp thấp, giảm lưu thông máu và khó chịu khi thở.

Có nhịp tim chậm khi nghỉ nghĩa là bạn sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh tim hơn, vì tim mất ít năng lượng hơn để duy trì nhịp đập, cho phép cơ thể tự chăm sóc tốt hơn.

Tại sao các vận động viên lại có nhịp tim chậm hơn?

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các vận động viên lại có nhịp tim chậm hơn so với những người không tập thể thao? Theo Hội Tim Mỹ, các vận động viên hay có nhịp tim chậm hơn vì cơ tim của họ ở trạng thái tốt hơn và không cần phải làm việc vất vả để duy trì nhịp ổn định.

Về cơ bản, vì tập luyện nhiều hơn bạn trong phòng tập thể dục hoặc trong môn thể thao mà họ chọn, nên họ có một lợi thế rõ ràng. Vậy, nhịp tim của một vận động viên có thể chậm đến mức nào? Tới 40 nhịp mỗi phút (BPM). Thật ấn tượng! Chưa nói đến động cơ cho tất cả những người không phải vận động viên để vận động nhằm có sức khỏe tim tốt hơn và hình thể đẹp hơn. Cũng có bằng chứng cho thấy nhịp tim chậm hơn khi nghỉ có thể dẫn đến tuổi thọ dài hơn.

Làm thế nào để đo nhịp tim?

Nếu bất chợt có người hỏi làm thế nào để đo nhịp tim, thì bạn sẽ trả lời ra sao? Đo nhịp tim về cơ bản bắt đầu bằng việc bắt mạch. Hãy chắc chắn rằng bạn đang rất bình tĩnh, thoải mái và đã nghỉ ngơi một lúc khá lâu, trước khi đặt ngón trỏ và ngón giữa vào bên cạnh khí quản của bạn, ấn ngay dưới xương hàm. Hoặc đặt ngón trỏ và ngón giữa vào mặt trong cổ tay bên đối diện, dưới ngón tay cái. Theo Mayo Clinic, đây là nơi bạn bắt đầu đếm. Đếm số nhịp đạp trong 15 giây, sau đó nhân con số ấy với 4 để có nhịp đập mỗi phút.

Có nhiều yếu tố - tuổi tác, tiền sử sức khỏe, trạng thái cảm xúc tại thời điểm đó, thuốc men, mức độ thể lực nói chung và hút thuốc lá - có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Nếu bạn không muốn tự đo nhịp tim, bạn cũng có thể chọn sử dụng các loại máy đeo cổ tay tự động theo dõi nhịp tim, hoặc một số ứng dụng đo nhịp tim.

Sự nguy hiểm của nhịp tim chậm và nhịp tim nhanh

Người lớn có nhịp tim chậm có thể được chẩn đoán mắc chứng nhịp tim chậm, khi nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút (BPM), không phải là kết quả của sức khỏe thể chất.

Nhịp tim chậm hơn đồng nghĩa với việc não và các cơ quan khác không được cung cấp đủ oxy và cơ thể sẽ báo hiệu cho bạn theo nhiều cách, bao gồm ngất hoặc thoáng ngất, chóng mặt, khó thở và đau ngực. Mọi người nên tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu bị đau ngực kéo dài hơn một vài phút. Những người này có thể cần đặt máy tạo nhịp.

Nếu không được điều trị, nhịp tim chậm hơn mức trung bình có thể dẫn đến ngất thường xuyên; suy tim, xảy ra khi tim không bơm đủ máu; ngừng tim đột ngột hoặc tử vong.

Trái ngược với nhịp tim chậm là nhịp tim nhanh, là khi một người trưởng thành có nhịp tim lên tới 100 lần/phút. Giống như những người mắc chứng nhịp tim chậm, người có nhịp tim nhanh có thể bị ngất hoặc chóng mặt. Tuy nhiên, điểm khác biệt là những người này có thể thấy tim đập nhanh, đánh trống ngực hoặc cảm giác rung trong ngực.

Ngoài ra, họ có thể có cảm giác tức ngực hoặc đau ngực. Nếu các triệu chứng này không được điều trị, thì nhịp tim nhanh có thể làm rối loạn chức năng tim bình thường và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy tim, đột quỵ, ngừng tim đột ngột hoặc tử vong.

Nhịp tim trung bình nên là bao nhiêu?

Nhịp tim trung bình nên nằm trong khoảng từ 60 lần đến 100 lần/phút đối với người trưởng thành đang ngồi hoặc nằm yên và không bị bệnh tại thời điểm đo.

Cẩm Tú

Theo M&F

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm