Nhịp nhanh xoang có chữa được không? cách nào giúp giảm nhẹ bệnh
(Dân trí) - Nhịp xoang là nhịp tim bình thường, còn nhịp nhanh xoang là bệnh lý do nút xoang bị kích thích bất thường làm tim đập nhanh, gây hồi hộp, trống ngực, khó thở. Nhịp nhanh xoang khó chữa nhưng có thể kiểm soát được bằng cách kết hợp nhiều biện pháp.
Nhịp xoang là gì?
Nhịp xoang chính là nhịp tim tự nhiên của cơ thể, được điều khiển bởi nút xoang (nằm ở thành của tâm nhĩ phải). Nút xoang được ví như máy phát nhịp tự nhiên của cơ thể, nó khởi tạo nhịp tim bằng cách phát tín hiệu điện từ nút xoang và lan truyền đến cơ tim, làm tim co bóp nhịp nhàng với tần số 60-100 nhịp/phút.
Khi nào nhịp nhanh xoang cần chữa trị?
Nhịp xoang có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào nhu cầu oxy của cơ thể. Nhịp tăng khi chúng ta vận động, căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền hay giận dữ hoặc khi bị sốt cao, nhưng nó sẽ nhanh chóng trở về bình thường - đó là nhịp tim sinh lý, không cần điều trị.
Khi nhịp nhanh xoang xuất hiện kèm theo các triệu chứng:
- Hồi hộp, trống ngực.
- Mệt mỏi, khó thở, bồn chồn, lo lắng.
- Đau tức ngực.
- Chóng mặt, choáng váng kèm theo cảm giác lâng lâng.
- Choáng ngất.
Đây là các dấu hiệu cho thấy nhịp xoang nhanh nguy hiểm cần điều trị, nhất là khi các triệu chứng này xuất hiện trên trên nền bệnh tim mạch, cường giáp, viêm tắc phế quản phổi mạn tính (COPD), thiếu máu cơ tim, hay tổn thương tim sau can thiệp, phẫu thuật, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim, rối loạn chất điện giải...
Tiên lượng chữa nhịp nhanh xoang
Nhịp xoang bình thường nằm trong giới hạn 60 - 100 nhịp/phút, phần lớn là nhờ sự cân bằng của hệ thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm). Trong khi đó, hệ thần kinh thực vật lại dễ bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc môi trường, tuổi tác và bệnh tật… đặc biệt là cảm xúc rất khó kiểm soát.
- Ở người bệnh bị nhịp xoang sinh lý chỉ cần nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng quá mức thì bệnh sẽ tự hết.
- Những người nhịp xoang nhanh do bệnh hay do các loại thuốc điều trị gây ra có thể chữa được. Vì trong trường hợp này, nhịp tim nhanh là dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hoặc là tác dụng phụ của thuốc điều trị.
- Với các trường hợp nhịp nhanh xoang không rõ nguyên nhân (còn gọi là nhịp nhanh xoang không phù hợp), nhịp tim rất dễ bị kích hoạt khi gặp yếu tố thuận lợi hoặc có thể tự tăng đột ngột cho dù không có bất cứ kích thích nào. Do vậy, với dạng nhịp nhanh xoang không phù hợp, điều trị khá khó khăn, do người bệnh phải kiểm soát toàn bộ các yếu tố nguy cơ từ bên ngoài gây rối loạn chức năng nút xoang.
Điều trị nhịp nhanh xoang và những cách giảm nhẹ bệnh
Chữa nhịp nhanh xoang không đơn thuần là dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật. Điều quan trọng nhất trong điều trị là người bệnh phải thay đổi lối sống theo hướng tích cực để quản lý căng thẳng để giảm thiểu tối đa sự kích hoạt nhịp tim từ yếu tố bên trong cơ thể và cả các tác động đến từ bên ngoài.
Dùng thuốc hoặc can thiệp
Bác sỹ có thể cho bạn sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim như thuốc chẹn beta, chẹn canxi, Ivabradin hoặc Amiodaron. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc chẹn beta, giúp thư giãn mạch máu và ức chế giải phóng chất làm tăng nhịp tim nên phù hợp cho những người bị nhịp nhanh xoang hay bị căng thẳng, cảm xúc không ổn định. Thuốc Ivabradine phù hợp cho người bị nhịp nhanh xoang không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp, sử dụng không đúng, không đủ hay dừng thuốc đột ngột theo hướng dẫn của bác sỹ, có thể làm rối loạn nhịp trầm trọng hơn.
Trong trường hợp dùng thuốc mà vẫn không kiểm soát được nhịp tim thì phương pháp đốt điện tim sẽ được cân nhắc nhưng sau khi đốt có thể làm tim đập chậm và có thể phải đặt máy tạo nhịp sau can thiệp.
Thay đổi lối sống, giảm lo lắng
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và ngăn bệnh tiến triển nếu có 1 chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý:
- Không dùng chất kích thích làm tăng nhịp tim như: caffeine, rượu, bia, không hút thuốc lá.
- Ăn nhiều thực phẩm tốt cho tim: bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, các loại ngũ cốc, sữa tách béo, cá ít nhất 2 lần/tuần vì các chứa nhiều omega 3 rất tốt cho tim, ăn thịt gia cầm nhưng chỉ ăn nạc, bỏ phần da. Hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm và đồ uống có đường.
- Tập thể dục: người bệnh nên bắt đầu bằng những bài tập vừa sức sau đó tăng dần cường độ hoặc tập yoga, thái cực quyền 30-60 phút mỗi ngày. Tránh tập quá sức vì có thể gây tăng nhịp tim quá mức
Sử dụng thảo dược Khổ sâm giúp giảm nhịp tim
Có nhiều thảo dược tốt dành cho tim mạch, nhưng riêng với rối loạn nhịp tim thì cho đến nay chưa có thảo dược nào vượt qua Khổ sâm về lợi ích làm giảm nhịp tim. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy các hoạt chất Matrine, Oxymatrine, Kurarinone, Sophocarpine trong Khổ sâm tác động cùng lúc trên nhiều yếu tố như:
- Điều hòa nồng độ các chất điện giải (ion Canxi, Kali, Natri ) nên ổn định điện thế trong tim.
- Ức chế trực tiếp các kích thích từ cơ tim nhĩ nên giảm nhịp nhanh nhĩ
- Làm thư giãn mạch máu thông qua việc ức chế phóng thích các hormone (Adrenaline, catecholamine) nên giúp làm giảm nhịp tim ở những người thường xuyên căng thẳng, rối loạn lo âu. Tác dụng này gần tương tự như tác động của nhóm chẹn beta giao cảm, nhưng không gây hạ nhịp tim quá mức như nhóm thuốc này.
TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính là Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương là sản phẩm dẫn đầu trong dòng sản phẩm dành hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, với công dụng:
- Hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp đánh trống ngực.
- Giúp phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Kết hợp sử dụng TPBVSK Ninh Tâm Vương lâu dài còn giúp cho những người bị rối loạn nhịp tim, người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, sau biến cố tim mạch… kiểm soát nhịp tim dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Điện thoại: 0243.775.9865
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
P.V