Tim đập nhanh bất thường – khi nào nguy hiểm?

(Dân trí) - Trong hầu hết các trường hợp, tim đập nhanh bất thường là vô hại. Tuy nhiên, với một số trường hợp, đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch đang chuyển nặng hơn.

Tim đập bao nhiêu là nhanh?

Tim đập nhanh có thể phổ biến hơn bạn nghĩ. Nó có thể bỏ qua 1 nhịp và đập bù lại bằng một nhịp khác mạnh hơn hoặc có thể đập nhanh hơn 100 nhịp/phút khi bạn lo lắng, căng thẳng, sợ hãi hoặc gắng sức. Điều đó rất bình thường, vì tim tăng tốc để đảm bảo bơm máu hiệu quả hơn và nó nhanh chóng trở về với nhịp điệu vốn có khi bạn thư giãn hay nghỉ ngơi.

Trong trường hợp tim đập nhanh hơn 100 nhịp/ phút ngay cả khi nghỉ và kéo dài dai dẳng, kèm theo các triệu chứng cơ năng và xuất hiện trên nền bệnh tim mạch hay rối loạn thần kinh tim trước đó - được coi là một rối loạn nhịp tim nguy hiểm cần điều trị.

Thủ phạm nguy hiểm khiến tim đập nhanh

Rối loạn dẫn truyền xung động trong tim

Nhịp tim bình thường sẽ được tạo thành ở nút xoang (nhóm tế bào đặc biệt có khả năng phát nhịp và được coi là máy phát nhịp tự nhiên của tim), và gửi tín hiệu đến các buồng tim để kiểm soát tim co bóp tống máu đi nuôi cơ thể hoặc thư giãn để máu từ tĩnh mạch trở về tim. Hoạt động co bóp của tim sẽ diễn ra bình thường khi tín hiệu được tạo ra ở nút xoang và di chuyển tuần tự xuống hai tâm nhĩ, sau đó lan xuống 2 tâm thất. Tim đập nhanh khi dẫn truyền trong tim bị rối loạn như:

- Các tế bào cơ tim trong buồng nhĩ tự phát xung động (sinh ra nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ...) hoặc tại tâm thất (nhịp nhanh thất, rung thất, ngoại tâm thu thất...)

- Xung động được phát ra từ nút xoang, nhưng di chuyển đến các buồng tim bên dưới không theo các đường dẫn thông thường.

- Bất thường kênh ion hoặc phì đại cơ tim do yếu tố gia đình (gene di truyền)

Bốn bệnh lý tim mạch

1. Bệnh động mạch vành

Động mạch vành là hệ thống mạch máu nuôi dưỡng tim. Khi chúng bị tắc hẹp do mảng xơ vữa, máu trở về tim khó khăn và buộc tim phải co bóp nhiều hơn khiến cho nhịp tim nhanh hơn. Bệnh động mạch vành có thể gây nhịp tim nhanh và cơn rung nhĩ, làm tim đập trên 100 nhịp đến 300 nhịp/phút. Rung nhĩ có thể tạo ra cục máu đông và tiềm ẩn nguy cơ đau tim, đột quỵ.

2. Sau can thiệp, phẫu thuật tim mạch

Tất cả những thủ thuật liên quan đến tim như thông tim, thay van tim, đặt stent, phẫu thuật bắc cầu, kể cả đốt điện tim chữa rối loạn nhịp tim đều có thể gây hư hại đến hệ thống điện trong tim hoặc làm thay đổi cách dẫn truyền tín hiệu điện trong tim và gây loạn nhịp tim. Vì vậy, sau phẫu thuật, can thiệp tim mạch bạn cần chú ý tới điều này

3. Tổn thương cơ tim

Thường là hậu quả của thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc sau nhồi máu cơ tim để lại các sẹo trên cơ tim. Các mô sẹo này có thể khiến cho nhịp tim trở nên bất thường vì các xung động phải đi vòng qua các mô sẹo nên kéo dài hơn thời gian dẫn truyền.

Tổn thương cơ tim cũng làm cho cơ tim dầy lên hoặc giãn ra và làm giảm sức bơm máu của tim. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh, loạn nhịp.

4. Mất cân bằng điện giải

Sự cân bằng điện giải (các ion Natri, Canxi, Kali, Ma giê) ơ màng tế bào cơ tim sẽ giúp nhịp tim ổn định. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ do mất nước, rối loạn điện giải, khiếm khuyết kênh do di truyền… sẽ làm cho thay đổi nhịp tim.

Dấu hiệu nhận biết tim đập nhanh gây nguy hiểm

Đánh trống ngực là dấu hiệu điển hình khi tim đập quá nhanh. Nếu có tiền sử choáng ngất không rõ nguyên nhân, có người đột tử thì cần đi khám ngay, nhất là khi kèm theo hồi hộp, hụt hẫng, khó thở hay đau tức ngực,

Ngoài ra khi nhận thấy các biểu hiện chóng mặt, ngất xỉu, khó thở và đau ở ngực, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế để được khám và điều trị, vì đó có thể là dấu hiệu của chứng loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

Tương tự như vậy, nếu bạn nhận thấy tê ở một bên cơ thể, yếu liệt một bên cơ mặt, đột ngột mất ý thức hoặc đánh rơi đồ vật - đó có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ não,.

Các cách kiểm soát nhịp tim nhanh

Kiểm soát tim đập nhanh bằng thuốc, thay đổi lối sống và kiểm soát căng thẳng (stress) là cách tốt nhất để ngăn chặn sự xuất hiện cơn nhịp nhanh,.

Với người có tiền sử tim mạch, có thể sử dụng thêm các chế phẩm từ thảo dược Khổ sâm để làm giảm và ổn định nhịp tim nhanh, , phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp tim.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy hoạt chất sinh học Oxymatrin và Matrin có trong cây Khổ sâm có khả năng điều hòa nồng độ các chất điện giải ở màng tế bào cơ tim nên ổn định dẫn truyền trong tim. Đồng thời, Khổ sâm còn giúp thư giãn các mạch máu nhờ ngăn chặn quá trình phóng thích một hormon gây co mạch nên không làm tăng nhịp tim trong các trường hợp cơ thể gặp phải stress. Đồng thời giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Tim đập nhanh bất thường – khi nào nguy hiểm? - 1

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) Ninh Tâm Vương - với thành phần chính là Khổ Sâm. Sản phẩm hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, giúp phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)