Nhiễm trùng đường tiểu khi bầu bí

(Dân trí) - UTIs rất phổ biến ở phụ nữ lứa tuổi 20 - 50. Sự thay đổi của cơ thể trong suốt quá trình mang thai thường làm bạn dễ mắc bệnh UTIs hơn.

Nhiễm trùng đường tiểu khi bầu bí - 1


Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

 

Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) là do các vi khuẩn gây hại xâm nhậm và làm viêm nhiễm đường tiểu. UTIs rất phổ biến ở phụ nữ lứa tuổi 20 - 50. Cứ 5 phụ nữ thì có ít nhất 1 người bị mắc bệnh này ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiểu sẽ gây đau buốt và thậm chí là nguy hiểm cho tính mạng do viêm nhiễm lan rộng lên tới thận.

 

Sự thay đổi của cơ thể trong suốt quá trình mang thai thường làm bạn dễ mắc bệnh UTIs hơn. Hormon progesterone có tác dụng làm giãn các cơ của ống niệu, khiến dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang chậm hơn và sự lớn lên của thai nhi cũng gây ra tác dụng tương tự. Điều này đã tạo cơ hội cho các vi khuẩn phát triển do có nhiều thời gian sinh trưởng hơn trước khi bị đào thải.

 

Một xét nghiệm nước tiểu đơn giản sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng viêm nhiễm.

 

Biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu:

- Cảm giác đau hay nóng khi đi tiểu

- Đau ở dương vật, đau bụng dưới, đau thắt lưng hoặc bên mạng sườn

- Thân nhiệt tăng

- buồn nôn và nôn

- Tiểu rắt (tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được 1 ít)

- Són tiểu

- Ớn lạnh

- có máu trong nước tiểu

- có mủ trong nước tiểu

- Đau đớn khi làm “chuyện ấy”

 

Những dấu hiệu viêm nhiễm khi lan tới thận sẽ gây sốt cao, đau thường xuyên ở khu vực thận.

 

Tôi thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu. Vậy tôi phải làm gì nếu mắc bệnh này khi có thai?

 

UTIs có thể được điều trị khỏi một cách an toàn với các loại kháng sinh phù hợp dành cho thai phụ với liệu trình từ 3 - 7 ngày. Hãy trao đổi với bác sĩ về bất kỳ dấu hiêuk nào bạn nghi ngờ bởi vì nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng lên thận, dẫn tới sinh non/sẩy thai.

 

Làm gì để phòng tránh bệnh UTIs?

 

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực “vùng kín” bằng nước sạch, hạn chế dùng các xà phòng có tính kiềm mạnh, thụt rửa hay các loại kem kháng khuẩn, các loại nước vệ sinh phụ nữ.... vì chúng có thể diệt các vi khuẩn “tốt” và khiến khu vực này trở nên nhạy cảm.

 

Sau khi đại tiện, cần làm vệ sinh từ trước ra sau để vi khuẩn không lây lan từ hậu môn lên các phần phía trên.

 

Không nín tiểu. Vào nhà vệ sinh ngay khi cảm thấy có nhu cầu. Giữ nước tiểu lâu trong bàng quan sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

 

Tránh dùng giấy vệ sinh công cộng vì chúng có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

 

Đi vệ sinh sau khi làm “chuyện ấy”

 

Mặc quần cotton và vừa vặn, tránh quá chật và bó sát.

 

Luôn duy trì thói quen vệ sinh cá nhân. Thay quần lót đều đặn mỗi ngày, thậm chí là 2 lần/ngày trong những tháng mùa hè.

 

Uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp đào thải các chất độc trong cơ thể. Nước dừa cũng giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả.

 

Tránh ăn các thực phẩm cay nóng và các loại nước có ga.

 

Chế độ ăn giàu vitamin C để tăng độ axit trong đường tiểu, môi trường không thuận lợi đối với vi khuẩn.

 

Thu Trang

Dòng sự kiện: Mang thai