1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nhiễm giun học đường - Nỗi lo mỗi mùa khai giảng

(Dân trí) - Thống kê gần đây của Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương cho thấy có 45 triệu người dân Việt Nam nhiễm giun. Trong đó, trẻ em học sinh là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất. Tỷ lệ trẻ em nhiễm giun ở khu vực phía Nam là 10-50%, trong khi ở miền Bắc thì có nơi lên đến hơn 80% trẻ nhiễm giun.

Mùa tựu trường – Mùa những tên quái vật tí hon bùng phát

 

Trong những tháng đầu năm học mới (tháng 9 – tháng 10) là thời điểm dễ dùng phát tình trạng nhiễm giun hàng loạt ở trẻ do trẻ sinh hoạt nhiều trong môi trường tập thể.

 

Trứng giun kim rất nhẹ, có thể phát tán trong không khí làm trẻ hít phải khi đang học tập, vui chơi. Trứng giun kim có thể cư ngụ trong hậu môn trẻ, đẻ hàng nghìn trứng vào ban đêm làm bé cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Trẻ sẽ dễ dàng đưa tay xuống gãi, từ đó trứng giun truyền sang móng tay hoặc dính lên gối, màn và lây cho các thành viên khác trong gia đình qua đường không khí.

 

Ngoài ra, trẻ còn có thể nhiễm giun khi cầm, nắm các thứ đồ chơi, sách vở hoặc ngay cả khi tiếp xúc với bạn bè, thầy cô giáo. Nhiễm giun gây ảnh hưởng ngiêm trọng đến sức khỏe và kết quả học tập của trẻ. Vì vậy, việc phòng chống nhiễm giun cho trẻ tại trường học là vấn đề rất cần nhận được sự quan tâm và phối hợp thực hiện từ cả 2 phía nhà trường và gia đình.

 

Khởi động chương trình “Tẩy giun học đường” trên toàn quốc

 
Nhiễm giun học đường - Nỗi lo mỗi mùa khai giảng


Hưởng ứng khuyến cáo của Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng Trung Ương về việc tẩy giun định kỳ cho cả gia đình, trong dịp năm học mới, chuỗi chương trình Tẩy giun học đường 2014 chính thức được khởi động trên quy mô toàn quốc. Đây là chương trình tiếp nối chương trình “Tẩy Giun Cộng Đồng 6116”, dành riêng cho các cán bộ Y tế và các trường tiểu học.

 

Chương trình bao gồm 4 hội thảo chuyên đề “Tẩy giun học đường” cho giáo viên và cán bộ Y tế tại 4 tỉnh, thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ và 40 buổi giáo dục kiến thức phòng chống nhiễm giun cho trẻ em tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Tiến sĩ Bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Tp HCM kết hợp với nhãn hàng Fugacar thực hiện. Buổi hội thảo chuyên đề đầu tiên sẽ diễn ra ngày 16/9/2014 tại thành phố Đà Nẵng và kéo dài trong tháng 9 và tháng 10/2014.

 

Được biết, chương trình giáo dục phòng chống nhiễm giun cho học sinh bậc tiểu học đã được triển khai rất thành công trong năm 2013 và sang năm 2014, phạm vi chương trình sẽ được mở rộng ra tới nhiều trường tiểu học hơn và thời gian triển khai cũng kéo dài tới 3 tháng với mục tiêu phổ cập những kiến thức về phòng tránh giun và vận động nhà trường cùng học sinh, gia đình tẩy giun định kỳ hàng năm để phòng ngừa các loại bệnh lý do giun gây ra.

 

Tẩy giun 2 lần trong một năm - Đã tẩy giun thì phải tẩy cho cả gia đình

 

Trước đó, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương (NIMPE) cũng đã công bố chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116” nhằm kêu gọi người dân tẩy giun cho cả gia đình.

 

Là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, tỉ lệ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa như giun, sán ở Việt Nam là rất cao. Trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, những thói quen như ăn đồ sống, không rửa tay với nước sạch xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ít tổng vệ sinh không gian sống định kì… khiến cho có tới 45 triệu người Việt Nam đang bị nhiễm ít nhất 1 loại giun. Ước tính hằng năm, người dân mất 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Tuy vậy, chỉ có khoảng 9 triệu người uống thuốc tẩy giun định kì.

 

Giun sống trong ruột người, tiết ra chất độc và hút chất dinh dưỡng làm cơ thể con người nhanh chóng bị suy kiệt, gây nên tình trạng mệt mỏi, kém ăn… Ở trẻ em, nhiễm giun làm trẻ gầy yếu, mất ngủ, hay cáu bẳn, chậm phát triển, rối loạn đường ruột và suy dinh dưỡng...

 

Ngoài ra, một số loại giun còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, xoắn ruột, có thể dẫn đến tử vong…

 

Các chuyên gia y tế cho biết, khi tẩy giun, không phải chỉ tẩy giun riêng cho trẻ em, mà cần tẩy tập thể cho cả gia đình và cho cộng đồng sống và sinh hoạt chung với nhau (trường học, khu dân cư…).

 

Ngoài ra, việc tẩy giun mỗi năm chỉ một lần là chưa đủ vì người nhiễm giun vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm cao. Thời gian định kì để tẩy giun được các bác sĩ khuyến cáo là 6 tháng 1 lần (2 lần/năm).

 

Mùa tựu trường cũng là mùa tẩy giun tại trường nên các bậc phụ huynh nên chủ động chọn mùa tựu trường là thời điểm tẩy giun cho cả gia đình để bảo vệ con trẻ khỏi nhiễm giun học đường. Bên cạnh việc tẩy giun định kì, cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, giữ gìn vệ sinh nơi ở… để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. 

 
CTV Thu Vân


Thu Vân
 
Chương trình được tài trợ bởi Janssen – Cilag Ltd