Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý

(Dân trí) - Tăng động giảm chú ý (ADHD) là 1 bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Trẻ bị ADHD luôn bồn chồn và dễ sao lãng. Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe cô giáo giảng hay hoàn thành 1 việc nhà.

  

Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý - 1

Viện Sức khỏe tâm thần Mỹ ước tính có 3-5% trẻ bị tăng động giảm chú ý nhưng một số chuyên gia tin rằng con số này còn cao hơn nhiều, khoảng 10%.

 

Biểu hiện của ADHD

 

Mất tập trung: Biểu hiện chính của tăng động giảm chú ý là không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Trẻ gặp các rắc rối khi lắng nghe ai đó nói, hướng dẫn; hoàn thành nhiệm vụ hay 1 sinh hoạt cá nhân nào đó. Trẻ cũng thường hay mơ mộng và thường mắc lỗi.

 

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có xu hướng tránh các hoạt động đòi hỏi sự tập trung hay có thể gây ra sự buồn chán.

 

Hiếu động thái quá: Một đặc điểm khác không thể thiếu đối với chứng tăng động giảm chú ý là không thể ngồi yên một chỗ. Trẻ có thể chạy nhảy không ngơi nghỉ, dù ở bất kỳ điều kiện, không gian nào. Khi chúng ngồi xuống, chúng có xu hướng ngọ ngoậy, bồn chồn hoặc nhún nhẩy. Một số trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ nói quá nhiều và thường khó chơi trong yên lặng.

 

Tính bốc đồng: Biểu hiện thứ 3 của tăng động giảm chú ý là tính bốc đồng, tức là thường xuyên cắt ngang, phá vỡ những thứ khác hay buộc miệng trả lời trước khi giáo viên kết thúc câu hỏi.

 

Biểu hiện này của chứng tăng động giảm chú ý cũng gây ra khó khăn khi trẻ phải chờ đợi hay suy nghĩ điều gì đó trước khi hành động.

 

Tác động của ADHD với cuộc sống hằng ngày

 

Nếu không điều trị, tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt xã hội và trình độ học vấn của trẻ.

 

Không thể tập trung thường dẫn tới quá trình học không tốt ở trường.

 

Trẻ bị hiếu động thái quá, hay cắt ngang việc người khác có thể gây rắc rối trong việc kết bạn và giữ bạn. Sự tụt lùi này có thể dẫn tới sự ti và các hành vi có nguy cơ cao.

 

Chứng tăng động giảm chú ý cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn lo âu ở trẻ.

 

Nguyên nhân gây ADHD

 

Vùng kiểm soát sự chú ý trong não bộ ở trẻ bị tăng động giảm chú ý rất ít khi hoạt động. Các chất hóa học trong não bộ có tên neurotransmitter cũng thường bị mất cân bằng.

 

Không rõ nhưng nguyên nhân gây ra những trái ngược này nhưng tăng động giảm chú ý có tính di truyền và vì vậy nhiều chuyên gia tin rằng gen đóng vai trò rất quan trọng.

 

Chẩn đoán ADHD

 

Không có 1 xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm có thể giúp nhận diện ADHD. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ xem phản ứng của bệnh nhân qua các yêu cầu, sự mô tả của gia đình về các hành vi có vấn đề của trẻ và các đánh giá tại trường.

 

Với tăng động giảm chú ý, trẻ thường biểu hiện kết hợp của sự thiếu tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng trong ít nhất là 6 tháng để đánh giá mức độ là không phù hợp và mâu thuẫn với tuổi của bé.

 

Sự xuất hiện của bệnh thường là trước 7 tuổi.

 

Các loại tăng động giảm chú ý

 

Có 3 loại tăng động giảm chú ý.
 
Loại kết hợp là phổ biến nhất và gây ra cho trẻ sự mất tập trung, hiếu động thái quá cũng như sự bốc đồng.

 

Loại hiếu động thái quá/bốc đồng: trẻ thường hay ngọ ngoậy và có các vấn đề về việc thiếu tập trung, gặp rắc rối với việc chú ý. Nhưng chúng thường không có những hành vi thái quá và thường không phá rối lớp học.
 
Nhân Hà
Theo WMD