Nguyên nhân chính hình thành các loại sỏi đường tiết niệu

Sỏi niệu là bệnh khá phổ biến trên thế giới nhất là ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam sỏi chiếm một tỉ lệ đáng kể, hay gặp ở lứa tuối trung niên từ 30-50 tuổi. Chế độ ăn uống không hợp lý (quá nhiều đạm, hydratcarbon, natri oxalat..), nhiễm khuẩn tiết niệu là yếu tố thuận lợi để sỏi thận dễ phát sinh.

Nguyên nhân sinh bệnh

Các nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu bao gồm: thể tích nước tiểu thấp, tăng canxi niệu, tăng oxalat niệu, tăng axit uric niệu, pH nước tiểu > 6.5, giảm bài tiết các chất ức chế như citrate, ứ đọng nước tiểu.
Bên cạnh đó, rối loạn chuyển hóa đặc biệt là tăng canxi trong nước tỉểu (do hấp thu, do rối loạn chức năng thận, rối loạn chức năng tuyến cận giáp )

Nguyên nhân hình thành các loại sỏi
Nguyên nhân hình thành các loại sỏi

Sỏi canxi

Thường gặp nhất là canxi oxalat 85%, dưới 20% là canxi photphat
– Sự đáp ứng với vitamin D ở ruột bị rối loạn làm tăng hấp thu canxi vào máu đồng thời với sự suy giảm chức năng tuyến cận giáp. Kết quả là một lượng canxi được thải qua thận.
-Tăng oxalat niệu: bình thường oxalate do thức ăn vào ruột kết hợp với calci niệu rồi theo phân ra ngoài. Ở những bệnh nhân này axit béo tăng lên trong ruột hút một lượng lớn canxi nên thành phần oxalat không kết hợp với canxi sẽ được hấp thu lại rồi bài tiết qua thận.
– Sỏi canxi photphat thường thấy ở những bệnh nhân rối loạn tiêu hóa hay rối loạn hormon do bệnh cường cận giáp (hyperparathyroidism) và hiện tượng nhiễm toan ống thận.

Nguyên nhân chính hình thành các loại sỏi đường tiết niệu - 2

Sỏi urat

Bệnh nhân bị bệnh goute không chỉ dễ bị sỏi urat mà cũng dễ bị sỏi oxalocanxi vì tăng axit uric niệu. Khi pH nước tiểu < 5.5 phần aixt uric không được phân ly khó tan sẽ tạo thành tinh thể axit uric.

Sỏi struvit

– Sỏi struvit là do nhiễm khuẫn lâu dài đường niệu, vi khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải urê gây tổng hợp amoniac trong nước tiểu giảm, dẫn tới giảm hòa tan struvit tạo điều kiện hình thành sỏi. Sỏi này đứng hàng thứ ba, cấu tạo chủ yếu bởi các tinh thể photpho- amoniac-magne và photpho- canxi.

Sỏi cystin

Do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi.

Các biểu hiện lâm sàng

Sỏi có thể không triệu chứng khi không gây bế tắc như sỏi trong đài thận chỉ phát hiện một cách tình cờ khi chụp phim bụng hay làm siêu âm bụng.
Những cơn đau dữ dội một cách tình cờ, hay sau lao động mạnh gắng sức, đau như dao đâm liên tục, đau một bên từ góc sườn sống lan về hông lưng rồi xuống bộ phận sinh dục ngoài, có những đợt giảm đau. Đôi lúc tính chất cơn đau và hướng lan không điển hình tùy theo vị trí sỏi. Cơn đau có thể kèm rối loạn tiêu hóa: nôn , buồn nôn, liệt ruột; rối loạn tiết niệu như đái rắt, đái ít, đái máu.
Nguyên nhân đau thường là sỏi di chuyển từ trên đài bể thận xuống gây căng niệu quản và gây tăng áp lực trong lòng niệu quản hơn là co thắt. Có khi sỏi to di chuyển xuống làm tắc niệu quản gây ứ nước thận, thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước và vùng sau hố lưng.

Chẩn đoán cận lâm sàng

– Xét nghiệm nước tiểu : có nhiều hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn nếu có nhiễm khuẩn.
– Chụp X quang không chuẩn bị có thể thấy được sỏi, trong một số trường hợp phải chụp UIV trong trường hợp phát hiện sỏi không cản quang(urat).

– Chụp niệu quản bể thận ngược dòng được thực hiện khi nguyên nhân bế tắc không xác định rõ.
– Siêu âm bụng có thể phát hiện được sỏi thận với hình ảnh tăng độ siêu âm có bóng lưng đi kèm, vị trí sỏi, hình ảnh trương nở đài bể thận phía trên vị trí bế tắc.
– Chụp cắt lớp điện toán giúp phân biệt sỏi không cản quang, máu cục hay bướu đường tiểu.

Nguyên nhân chính hình thành các loại sỏi đường tiết niệu - 3

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm