1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nguy hại bệnh đường hô hấp tái phát lúc giao mùa

Thời tiết chuyển lạnh sớm khi mới cuối thu như những ngày gần đây khiến nhiều người không kịp dự phòng và mắc bệnh. Đặc biệt, trẻ nhỏ, trẻ có cơ địa dị ứng hoặc đề kháng yếu rất dễ viêm nhiễm đường hô hấp trên trong thời tiết này. Nếu không có biện pháp chăm sóc điều trị thích hợp, trẻ có thể từ bệnh nhẹ biến chứng sang viêm phế quản và viêm phổi rất nguy hại cho sức khỏe.

Bé Sumo 3 tuổi, con trai anh N.V. Dũng (Long Biên, Hà Nội) do sẵn cơ địa dị ứng nên cứ thay đổi thời tiết là bé sổ mũi, viêm họng, ho, sốt. Mùa đông năm ngoái, do chủ quan của bố mẹ, Sumo phải nhập viện cấp cứu vì viêm phổi. Ban đầu, cháu chỉ sốt nhẹ, húng hắng ho nên anh Dũng vẫn cho con đi học, dặn cô giáo cho uống hạ sốt khi cần.

Gần 1 tuần sau đó, bé Sumo không đỡ, bắt đầu ho khò khè, anh cho là bé lại bị viêm phế quản như lần trước nên lấy đơn thuốc cũ được bác sĩ kê để đi mua thuốc dùng cho bé, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng và thuốc ho. Nhưng uống gần hết đơn thuốc mà bệnh của bé không những không giảm mà lại có biểu hiện nặng lên, bé khó thở, bỏ ăn, rồi mệt lả đi. Anh tá hỏa đưa con nhập viện cấp cứu thì bác sĩ kết luận là bé bị viêm phổi cấp do virus.

Thời tiết thay đổi đột ngột tăng nguy cơ bé bị nhiễm bệnh
Thời tiết thay đổi đột ngột tăng nguy cơ bé bị nhiễm bệnh

Trường hợp như con trai anh Dũng không phải hiếm gặp. Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi đa số có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay. Khi trời bắt đầu vào đông, nhiệt độ giảm thấp đột ngột, dao động nhiệt độ và độ ẩm lớn giữa ngày và đêm, hoặc qua các ngày biến động mạnh là điều kiện để virus, vi khuẩn, các mầm bệnh sinh sôi phát triển tấn công trẻ nhỏ. Đây chính là dịp mà trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng thời tiết, đề kháng yếu dễ bị viêm đường hô hấp hoặc tái phát các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, hen phế quản v.v.... Vì vậy, trẻ cần được cha mẹ đặc biệt chú ý để chủ động chăm sóc, ngăn ngừa mắc bệnh hoặc mắc bệnh nặng lên.

Bệnh hô hấp đa số khởi phát là do virus
Bệnh hô hấp đa số khởi phát là do virus

Theo các chuyên gia y tế và các bác sĩ nhi khoa, để phòng ngừa bệnh hô hấp lúc giao mùa cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý kết hợp các biện pháp căn bản như sau:

1) Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt phần ngực, cổ, bàn tay, bàn chân. Hệ hô hấp của trẻ còn non nớt, đường hô hấp ngắn và hẹp, niêm mạc hô hấp mỏng, yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy cần hạn hạn chế tối đa các mầm bệnh xâm nhập vào đường hô hấp thông qua cửa ngõ “mũi họng” của trẻ. Luôn đeo khẩu trang và giữ ấm toàn thân cho trẻ khi đi ra ngoài, tránh gió lạnh, hạn chế bụi bẩn tiếp xúc vào mũi, mắt và miệng trẻ.

2) Tiêm phòng cúm cho trẻ định kỳ hằng năm, tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng quốc gia. Mặc dù việc tiêm phòng cúm thường không giúp trẻ hoàn toàn không mắc cảm cúm nhưng sẽ giúp trẻ giảm tần suất cũng như độ nặng của bệnh, vì lúc này miễn dịch của bé cũng đã được tăng cường từ trước.

3) Cho trẻ uống nhiều nước ấm, ăn thức ăn dễ tiêu, cân đối và đầy đủ các các nhóm dinh dưỡng,vận động thường xuyên ngoài trời, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tăng cường miễn dịch gián tiếp cho trẻ bằng bổ sung thêm thức ăn từ thực vật giàu vitamin như rau xanh, hoa quả … Bố mẹ cũng có thể tăng cường miễn dịch trực tiếp cho trẻ bằng sản phẩm thực phẩm bổ sung chứa Beta (1.3/1.6)– D-Glucan chiết xuất từ nấm sò từ trước thời điểm giao mùa khoảng một tháng để phòng bệnh hoặc ngay khi bé mới nhiễm bệnh để bé nhanh chóng hồi phục và không bị tiến triển bệnh nặng lên.

Tăng cường miễn dịch giúp chủ động phòng bệnh giao mùa cho trẻ
Tăng cường miễn dịch giúp chủ động phòng bệnh giao mùa cho trẻ

4) Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm nhiễm đường hô hấp như sổ mũi, ho, sốt nhẹ, cần chăm sóc, giảm các triệu chứng bằng thuốc hạ sốt, thảo dược giảm ho, bổ sung dinh dưỡng tăng cường miễn dịch … và theo dõi tình trạng bệnh của trẻ sát sao, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, không bị biến chứng. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh vì bệnh hô hấp lúc giao mùa chủ yếu khởi phát là do virus nên kháng sinh không có tác dụng. Lạm dụng kháng sinh có thể tác hại đến sức khỏe của trẻ do tác dụng phụ của thuốc, tăng nguy cơ kháng kháng sinh, đồng thời tước đi cơ hội rèn luyện miễn dịch của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn v.v… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nguy hại bệnh đường hô hấp tái phát lúc giao mùa - 4

Website: http://nuoiconkhongkhangsinh.vn/ | Facebook: ImunoglukanVN;

Thực phẩm chức năng, si rô Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu và phân phối tại 30 quốc gia trên toàn cầu.

Dược sĩ tư vấn 094 240 8866.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩmvà Thương mại Sohaco (số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội).

Giấy phép quảng cáo số 12187/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.