Nguy cơ bùng dịch trở lại, làm gì để ứng phó?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Rửa tay thường xuyên, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, tập luyện tăng sức đề kháng là những biện pháp nhất định phải thực hiện để phòng tránh dịch COVID-19.

Bên cạnh những cách đã nêu trên, liệu còn cách nào để giữ an toàn cho bản thân và gia đình trong thời điểm nhạy cảm này? Hãy cùng khám phá thông qua bài viết dưới đây.

COVID-19 đã thật sự quay lại?

Sau 99 ngày không phát hiện trường hợp nhiễm tại cộng đồng, từ ngày 25/7 đến nay nước ta đã có 206 trường hợp mắc, trong đó có 174 trường hợp lây nhiễm trong nước liên quan đến Đà Nẵng tại tại 9 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng (121), Quảng Nam (34), Đắk Lắk (3), TP. Hồ Chí Minh (8), Quảng Ngãi (3), Hà Nội (2), Thái Bình (1), Đồng Nai (1), Hà Nam (1). Các trường hợp mới được phát hiện đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch Đà Nẵng.

Theo đó, Đà Nẵng đã chính thức thi hành việc giãn cách toàn xã hội từ 0 giờ ngày 28/7, theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Nguy cơ bùng dịch trở lại, làm gì để ứng phó? - 1

Đà Nẵng thi hành việc giãn cách xã hội sau khi phát hiện 26 ca nhiễm COVID-19 mới.

Nhiều địa phương có nguy cơ cao đã tăng cường phòng ngừa COVID-19 bằng cách khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh cá nhân, đồng thời tổ chức sàng lọc phân luồng những người dân đi ra từ vùng dịch. Tuy vậy, vẫn còn nhiều ca nhiễm bệnh chưa xác định được nguồn gốc xuất phát, gây ra sự quan ngại sâu sắc trong lòng người dân.

Nỗi lo dịch bệnh chưa dừng lại khi sốt xuất huyết đến cùng COVID-19

Bên cạnh dịch COVID-19, mùa mưa đến cũng là lúc phải nâng cao cảnh giác với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, trong đó có sốt xuất huyết.

Nguy cơ bùng dịch trở lại, làm gì để ứng phó? - 2
Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho các dịch bệnh liên quan đến muỗi phát triển.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch sốt xuất huyết vẫn ảnh hưởng tới 50 – 100 triệu người trên thế giới và gây ra khoảng 10.000 – 20.000 ca tử vong mỗi năm chủ yếu do sốc hoặc suy tạng. Tại Việt Nam, theo thông tin mới nhất của Bộ Y tế, từ đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh thành, trong đó có 4 trường hợp đã tử vong.

Bệnh đang có nguy cơ bùng phát trên nhiều tỉnh thành và gây ra nỗi lo “dịch chồng dịch” trên cả nước bên cạnh COVID-19.

Nguy hiểm không chỉ nhìn thấy bằng mắt, bụi mịn vẫn ở quanh ta

Mùa hè là thời điểm mà độ ẩm không khí xuống thấp nhất trong năm, điều đó vô tình gia tăng mật độ bụi mịn trong không khí, đặc biệt là bụi mịn 2.5 picomet (pm) và bụi siêu mịn 1.0 pm. Chúng có nguy cơ làm tăng khả năng mắc các bệnh như đột quỵ, ung thư phổi, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, nghiêm trọng không kém COVID-19.

Nguy cơ bùng dịch trở lại, làm gì để ứng phó? - 3
Vấn đề khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mọi người.

Trước những dịch bệnh trên, làm sao để bảo vệ bản thân và môi trường xung quanh?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế, vệ sinh cá nhân và môi trường là quan trọng nhất trong phòng chống dịch:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, mỗi lần rửa ít nhất 30 giây.

- Đeo khẩu trang đúng cách khi đến nơi đông người.

- Nâng cao sức đề kháng của bản thân bằng tập luyện, ăn uống đủ vitamin và khoáng chất.

- Chủ động đến các cơ sở y tế để tư vấn, thăm khám khi có dấu hiệu khả nghi.

- Giữ gìn không gian sống sạch sẽ và trong lành.

Bảo vệ không gian sống bằng Plasmacluster Ion để hạn chế vi khuẩn và bụi mịn

Đây là một trong những phát minh độc quyền đến từ Sharp – thương hiệu uy tín và nổi tiếng của Nhật Bản. Quá trình hoạt động của công nghệ này như sau:

Bước 1: Giải phóng các Plasmacluster ion -Các Plasmacluster ion có tính năng tương tự như các ion âm và dương có trong tự nhiên. Các ion được giải phóng tồn tại trong không khí vì chúng sẽ được bao phủ xung quanh bởi các phân tử nước.

Bước 2: Tấn công các vi khuẩn trong không khí -Các ion gốc OH có tính oxy hóa cao sẽ bám vào bề mặt nấm mốc và vi khuẩn. Chúng sẽ phá vỡ cấu trúc protein bằng cách lấy đi các nguyên tử H trên bề mặt các cấu trúc protein của vi khuẩn.

Bước 3: Tái tạo thành phân tử nước trong không khí -Gốc (OH) sẽ kết hợp với (H) tạo thành nước (H2O) trong không khí.

Sau nhiều quy trình thử nghiệm gắt gao trong nhà máy của Sharp tại Nhật Bản, công nghệ Plasmacluster trong bộ sản phẩm máy lọc khí của Sharp được công bố có thể hạn chế các vi khuẩn có hại cho hệ hô hấp, hạn chế các loại bụi mịn hiệu quả, và mang lại không khí trong lành cho không gian sống.

Bên cạnh đó, máy lọc khí Sharp với bốn dòng chuyên dụng tạo ion âm dương (bắt muỗi, hút ẩm, tạo ẩm, tích hợp công nghệ AIoT), đáp ứng từng nhu cầu sử dụng, giúp hạn chế hiệu quả cả gia đình khỏi các mầm bệnh nguy hiểm.

Vì cộng đồng, hãy tự phòng bệnh cho bản thân và những người thân yêu. Đến ngay các cơ sở y tế uy tín ngay khi có các dấu hiệu khả nghi.

Xem thêm chi tiết về các sản phẩm tích hợp công nghệ Plasmacluster Ion độc quyền từ Sharp tại: https://bit.ly/SHARP_PCI_Plasmaclusterion