Nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài vào mùa mưa, chữa sao cho hiệu quả?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Không chỉ có thời tiết lạnh mà những ngày mưa gió cũng trở thành nỗi ám ảnh ở những người có cơ địa viêm mũi dị ứng, viêm mũi - xoang mạn tính, tái phát kèm triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi kéo dài.

Tại sao viêm xoang, chảy nước mũi, ngạt mũi hay tái phát vào những ngày trời mưa gió?

Những cơn mưa bất chợt, kèm theo những cơn giông lốc mạnh hoặc khi giao mùa, mưa âm ỉ, kéo dài suốt nhiều ngày là yếu tố thời tiết bất lợi khiến chảy nước mũi, ngạt mũi tái phát không kém gì mùa lạnh, đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi xoang.

Theo PGS. TS Phùng Hòa Bình, nguyên Trưởng bộ môn Dược học Cổ truyền, Trường ĐH Dược Hà Nội: Cơ thể con người luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường và điều kiện sống. Khi hình thái thời tiết thay đổi thất thường, bất chợt nắng rồi lại bất chợt mưa đòi hỏi cơ thể điều tiết liên tục để lập lại trạng thái cân bằng. Nếu cơ thể thích ứng không kịp thời hoặc những người suy yếu thì khả năng tự điều chỉnh cũng bị suy giảm theo. Đó là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh, thường gặp giai đoạn đầu là những căn bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm xoang mũi. Viêm xoang mũi có nguyên nhân sâu xa là dị ứng. Nắng nóng hoặc mưa, lạnh đều là những yếu tố mẫn cảm gây viêm xoang mũi. Độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển gây bệnh.

Theo Y học cổ truyền, chứng viêm xoang được mô tả trong chứng tỵ viêm. Do đó, khi bị viêm mũi xoang thường xuất hiện các triệu chứng từ mũi: hắt hơi, chảy nước mũi kéo dài, nghẹt mũi… Nguyên nhân là do các yếu tố dị nguyên: Phong tà hiệp với nhiệt hoặc phong tà hiệp với hàn gây nên. Điều đó có nghĩa là có thể nhiệt hoặc hàn kết hợp với phong cũng đều có thể gây nên bệnh; mùa đông lạnh, mùa hè nóng, mưa cũng đều gây bệnh.

Nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài vào mùa mưa, chữa sao cho hiệu quả? - 1

Theo Y học hiện đại, viêm xoang, viêm mũi dị ứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân:

- Điều kiện sống: môi trường ô nhiễm, độ ẩm không khí (quá cao hoặc thấp), nhiệt độ (quá cao hoặc thấp), tác nhân lạ với cơ thể (phấn hoa, lông súc vật, thuốc trị bệnh, thuốc bảo vệ thực vật…).

- Sự mẫn cảm của cơ thể (mang tính cơ địa): khi thay đổi đột ngột thời tiết (quá nóng hoặc quá lạnh, quá khô hay quá ẩm), khí hậu, môi trường, sử dụng điều hòa không khí ở nhiệt độ thấp …

Vậy nên, viêm xoang tái phát khi chuyển mùa xuân (ẩm thấp) sang mùa hè (nóng bức); hay mùa mưa miền nam, trời đang nắng nóng quá mức, rồi đột ngột mưa giông ập đến, rồi tạnh mưa lại nắng như rang…

Khi vào mùa mưa, nếu bị cảm lạnh, cảm cúm, kèm theo các triệu chứng nhức đầu thường xuyên, chảy nước mũi liên tục thì có thể bệnh chuyển sang viêm mũi xoang. Nguyên nhân gây bệnh là trong mùa mưa có lúc độ ẩm lên đến 90%, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc, virus, vi khuẩn phát triển tấn công mũi xoang làm phù nề niêm mạc, tăng tiết dịch mũi xoang... Ngoài ra, môi trường, không khí ô nhiễm khói xe, khói bụi, khói đốt rơm rạ… cũng góp phần gây kích thích, tổn thương niêm mạc đường hô hấp, làm cho tình trạng viêm mũi xoang nặng nề hơn.

"Ngạt mũi, chảy nước mũi thường xuyên, tôi từng xác định sống chung với nó"!

Anh Khổng Xuân Huy sinh năm 1982 ở Lập Thạch - Vĩnh Phúc kể, trước đây, anh làm công nhân sản xuất, 12 năm nay chuyển sang kinh doanh tại nhà. Năm 2007, mỗi khi thời tiết giao mùa, anh lại có dấu hiệu mũi thường xuyên hắt hơi, nghẹt thở, chảy dịch liên tục. Tình trạng trở nên nặng hơn khi nắng mưa thất thường, anh cũng chỉ nghĩ mình bị cảm cúm thông thường hoặc cảm lạnh. Sau đó triệu chứng bệnh kéo dài, hắt hơi chảy mũi liên tục đến mức không chịu được và anh đi bệnh viện khám. Tại đây, anh Huy được bác sĩ chẩn đoán viêm mũi dị ứng và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

"Tôi đã dùng kháng sinh rất nhiều nhưng không đỡ mà bệnh còn tái phát nặng hơn" anh Huy nói. Trong quá trình điều trị anh còn tìm hiểu thêm một số thuốc Đông y, ai nói hay, quảng cáo tốt thì ở tận đâu cũng mua về dùng thử. Tuy nhiên, hy vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều, dùng đủ thứ thuốc nhưng mỗi lần đi khám bệnh vẫn không đỡ. Bác sĩ cũng chia sẻ với anh về tình trạng bệnh là phải sống chung lâu dài, nhưng không điều trị thì có thể biến chứng viêm xoang, thủng tai giữa… sẽ tốn kém và nguy hiểm hơn.

Từ đó, anh Huy cũng xác định tinh thần phải điều trị lâu dài với căn bệnh này. Cũng kiên trì dùng đủ loại thuốc nhưng thời tiết nắng mưa thất thường hay những ngày chất lượng không khí kém, mùa gặt các nhà đốt rơm rạ là mũi lại hắt hơi liên tục, khiến anh không chịu đựng được, nghĩ bụng chả lẽ mặc kệ không chữa nữa.

Anh Huy cho biết bệnh của mình gây phiền toái nhiều khi những cơn hắt hơi, chảy mũi kéo đến là không dứt, hết đợt thì lại trở về bình thường. Anh than thở mình "số khổ" nhất là vào mùa hè, chỗ nào có điều hòa là phải tránh xa không khí lạnh vào mũi sẽ rất khô, rát và chảy dịch, hắt hơi hàng tràng, trước những cơn mưa rào là mũi lúc nào cũng như trung tâm dự báo thời tiết. Chưa kể ngày nắng nóng, thói quen dùng nhiều nước đá lạnh cũng kích thích mũi tiết dịch rất khó chịu.

Nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài vào mùa mưa, chữa sao cho hiệu quả? - 2

Anh Huy từng xác định sống chung với viêm mũi dị ứng cả đời vì dùng thuốc nào cũng không đỡ (Ảnh nhân vật cung cấp)

Cách chăm sóc - bảo vệ mũi xoang, đẩy lùi ngạt mũi, chảy nước mũi

Để những yếu tố bất lợi từ thời tiết, môi trường không làm ảnh hưởng đến mũi xoang của bạn như trường hợp của anh Huy kể trên, hãy chủ động phòng tránh bệnh để giảm ngay triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi bằng việc kết hợp những phương pháp sau đây trong cả lối sống, sinh hoạt và dùng thuốc:

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tập luyện (yoga, hít thở…) đều đặn để cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, đẩy lùi các cơn tái phát viêm mũi xoang.

- Luôn mang theo ô dù, áo mưa, tránh bị dính nước mưa, cảm lạnh.

- Thường xuyên vệ sinh điều hòa và điều chỉnh ở chế độ vừa phải, không chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ ngoài trời.

- Hạn chế dùng các chất gây mùi trong nhà (như nước giặt, xả mùi mạnh, nước xịt phòng…) vì đó có thể là nguyên nhân kích thích đường thở gây, ảnh hưởng tới mũi, xoang.

Nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài vào mùa mưa, chữa sao cho hiệu quả? - 3

- Rửa mũi mỗi ngày bằng nước muối sinh lý: Đây là phương pháp hỗ trợ giúp loại bỏ bớt các chất ô nhiễm, các dị nguyên bám trên niêm mạc mũi và do đó có thể giúp giảm sự kích thích của các chất này lên đường hô hấp, giảm phản ứng viêm của đường hô hấp. Bạn có thể sử dụng thuốc xịt thảo dược chứa các thảo dược như tân di hoa, hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm phù nề, giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả.

- Luôn trữ sẵn thuốc thảo dược Thông Xoang Tán để dùng ngay khi có triệu chứng cảnh báo viêm xoang tái phát, chảy nước mũi, ngạt mũi. Điều này không chỉ giúp điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng mà còn tránh bệnh tiến triển nặng hơn, ngăn ngừa biến chứng. Không chỉ vậy, với thành phần các thảo dược nổi tiếng trong điều trị viêm mũi xoang như tân di, phòng phong, tế tân,... thuốc sẽ không gây ra tác dụng không mong muốn nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho cơ thể bạn.

Nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài vào mùa mưa, chữa sao cho hiệu quả? - 4

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm