1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ngăn ngừa thoái hóa xương khớp cho người cao tuổi, bạn biết cách chưa?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Người cao tuổi thường dễ mắc phải những bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành..., trong đó, phổ biến nhất là thoái hóa xương khớp.

Mặc dù vậy, thoái hóa xương khớp là vấn đề sức khỏe có thể phòng ngừa và cải thiện, thông qua chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và luyện tập.

Thoái hóa khớp là hiện tượng giảm phản xạ đầu xương và giảm đáng kể việc tiết dịch nhầy của khớp, dần dần khiến khớp bị tổn hại: xơ hóa, biến dạng, vôi hóa… Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể càng đối diện với tiến trình lão hóa nhanh, trong đó có xương khớp. Điều may mắn là thông qua chế độ sinh hoạt và lối sống hằng ngày, chúng ta có thể giúp ông bà, cha mẹ hoặc bản thân mình giảm thiểu tác động của thoái hóa xương khớp. Từ đó, ông bà hay cha mẹ sẽ thảnh thơi tận hưởng cuộc sống và tham gia các hoạt động tích cực, giúp năm tháng sau này vui khỏe và đầy năng lượng thanh xuân hơn.

Ngăn ngừa thoái hóa xương khớp cho người cao tuổi, bạn biết cách chưa? - 1

Nhận biết về bệnh loãng xương

Ở người cao tuổi, vấn đề lão hóa xương phổ biến nhất là loãng xương. Đây là tình trạng cơ thể không tạo đủ xương mới thay thế cho xương cũ đã bị mất đi theo thời gian. Khi các khoáng chất trong mô xương được duy trì ở mức ổn định quá trình tạo xương sẽ liên tục hình thành xương mới bù đắp vào lượng xương bị mất. Khi hoạt động thay thế xương bị mất cân bằng, mật đồ xương sẽ giảm, xương trở nên giòn và dễ gãy.

Bệnh loãng xương thường diễn ra thầm lặng, không có triệu chứng gì. Chúng ta chỉ nhận ra khi bị gãy xương vì vô tình va đập hay té ngã nhẹ, biểu hiện thường thấy là gãy xương chậu hay xẹp đốt sống. Tình trạng xẹp đốt sống thường gây đau lưng trầm trọng, giảm chiều cao đột ngột hoặc cột sống bị biến dạng dẫn đến khòm lưng, vẹo cột sống, ...

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Xương người già thường giòn hơn và không còn chắc khỏe như thời trẻ. Chúng ta có thể làm chậm lại tình trạng lão hóa xương cũng như giảm nguy cơ bị loãng xương bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện.

Cung cấp canxi: 99% lượng canxi cơ thể nằm trong xương và răng, 1% còn lại lưu hành trong hệ tuần hoàn và các khoang dịch nội bào - gian bào. Nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm các sản phẩm từ sữa, rau màu xanh đậm, cá mòi, cá hồi, đậu hũ, quả hạnh… Ngoài ra, khi bạn già đi, cơ thể hấp thu canxi và các dưỡng chất qua thực phẩm trở nên kém hiệu quả. Vậy nên, bạn có thể dùng thêm chế phẩm bổ sung hoặc sữa công thức có thành phần canxi để hỗ trợ.

Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và bảo vệ sức khỏe của xương. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm lòng đỏ trứng, cá nước mặn và gan... Việc sản xuất vitamin D giảm ở người cao tuổi.

Collagen: Hỗ trợ tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương, đồng thời tăng sinh tế bào xương và làm giảm hoá trình thoái hoá xương.

Tập thể dục: Tập thể dục là hoạt động quan trọng để phòng ngừa loãng xương. Tập thể dục không chỉ cải thiện sức khỏe cho xương, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp. Những bài tập phù hợp cho người cao tuổi bao gồm tập luyện nhẹ nhàng các môn như đi bộ, đi bộ đường dài, chạy bộ, leo cầu thang, chơi tennis và khiêu vũ…

Nhận biết bệnh viêm xương khớp

Cơ thể chúng ta có hơn 200 khớp xương có cấu tạo tương tự nhau, trong đó các đầu xương được bao bọc bởi một lớp sụn khớp. Các khớp xương hoạt động nhờ sự bôi trơn của hoạt dịch và được giữ cố định bởi các dây chằng. Về già, hoạt dịch sẽ bị giảm chức năng, lớp sụn trở nên mỏng, khô hơn, dễ bong ra và giảm khả năng chịu đựng lực ép.

Có nhiều dạng viêm khớp, dấu hiệu chung để nhận biết bao gồm:

- Đau, nóng, đỏ và cứng (giới hạn cử động) ở một hay nhiều khớp.

- Khớp bị cứng vào buổi sáng, kéo dài khoảng 1 giờ.

- Tình trạng đau và cứng khớp trở nặng khi không tập luyện.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Bạn vẫn có thể làm giảm nguy cơ viêm xương khớp khi về già bằng cách rèn luyện các thói quen lành mạnh như thường xuyên tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Các loại cá béo giàu omega-3 có thể giúp giảm viêm như cá hồi, cá mòi, cá thu.... Bạn nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần và ăn cá đánh bắt tự nhiên được khuyến khích hơn cá nuôi. Ngoài ra, collagen là thành phần tạo nên sụn khớp, kết hợp cùng với các dưỡng chất khác giúp hỗ trợ hệ xương chắc khỏe. Người cao tuổi cần bổ sung đều đặn collagen để giúp ngừa thoái hóa khớp. Thực phẩm giàu collagen gồm thịt bò, trứng, thịt gà, cá, rau xanh đậm, ớt chuông đỏ, các loại đậu, trái cây có múi, nước hầm xương, sữa có thành phần collagen…

Ngăn ngừa thoái hóa xương khớp cho người cao tuổi, bạn biết cách chưa? - 2

Tóm lại, để bảo vệ xương khớp khỏe, người cao tuổi nên năng vận động kết hợp với dinh dưỡng hợp lý. Người già ăn uống kém có thể sử dụng thêm các loại chế phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ và uống thêm sữa để tăng cường dinh dưỡng. Sản phẩm dinh dưỡng Sure Prevent Gold của Vinamilk bổ sung canxi, phốt pho, vitamin D tỷ lệ phù hợp cùng với vitamin K2 và đặc biệt collagen đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày của người cao tuổi. 2 ly sữa Sure Prevent Gold mỗi ngày đảm bảo cung cấp khoảng 1,3g collagen, khoảng 70% nhu cầu vitamin K, khoảng 70% nhu cầu canxi, khoảng 50% nhu cầu phốt pho và khoảng 75% nhu cầu vitamin D theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia. Tỉ lệ canxi : photpho là 2:1 phù hợp nhu cầu khuyến nghị đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và an toàn cho người cao tuổi. Xem thêm thông tin sản phẩm Vinamilk Sure Prevent Gold: TẠI ĐÂY.