Nền tảng nào để trẻ phát triển trí não tốt hơn?

Các bà mẹ trẻ đều mong con mình khỏe mạnh, thông minh. Vậy, điều gì tác động tới sự phát triển trí não của trẻ?

 

Tiêu chí của phát triển trí não

 

Tiêu chí của phát triển trí não

 

Trí thông minh - vận động - cảm xúc - giao tiếp là 4 khía cạnh then chốt, thể hiện sự phát triển trí não toàn diện ở trẻ.

 

Cụ thể, theo Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Anh - Trưởng phòng Nghiên cứu & Phát triển Trường THCS -THPT Đinh Thiện Lý (Lawrence S. Ting School): 

 

Trí thông minh: liên quan đến quá trình suy nghĩ, tư duy và tiếp nhận, xâu chuỗi các thông tin, xử lý tình huống của trẻ. Trẻ từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi phải thực hiện được các hành động như nhận biết hình dáng đồ chơi, gương mặt người thân, tên gọi thường ngày…

 

Vận động: chuỗi hoạt động của cơ thể bao gồm sự phối hợp vận động của các bộ phận và quá trình điều khiển của não bộ. Trẻ từ 6 tháng đến 9 tháng có thể chuyển tư thế từ ngồi sang lẫy hoặc bò; đứng chập chững với sự trợ giúp và cử động các ngón tay.

 

Cảm xúc: liên quan đến sự tương tác như mỉm cười, chơi trò chơi, bắt chước và nhận biết cảm xúc người khác. Trẻ được 6 tháng có thể cảm nhận được tình cảm của cha mẹ và cũng thể hiện tình cảm của mình nhiều hơn.

 

Giao tiếp: liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, tương tác với người khác. Trẻ từ 12 đến 18 tháng cần được tập nói những câu đơn giản, thể bắt chước câu nói của người lớn...

 

“Toàn bộ hoạt động trí não gồm tiếp nhận và xử lý thông tin, tư duy, suy nghĩ của trẻ… được hệ thần kinh kiểm soát thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với cả 4 khía cạnh. Để não bộ phát triển tốt hơn thì các khía cạnh then chốt này cần được theo dõi và đầu tư để phát triển tối đa….”, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Anh nhận định.
 
Đâu là nền tảng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn?

 

Đâu là nền tảng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn?

 

Theo tiến sĩ tâm lý Minh Anh, bố mẹ hoàn toàn có thể tạo nển tảng vững chắc cho bé phát triển trí não tốt hơn bằng các tương tác, kích thích quá trình tiếp nhận thông tin và tư duy của trẻ. Các ảnh hưởng môi trường và kích thích giác quan làm gia tăng kết nối tế bào thần kinh, giúp trẻ nâng cao khả năng học hỏi.

 

Trẻ được tương tác đúng mức, bằng các bài tập khoa học như hội họa, làm quen với âm nhạc... sẽ có cơ hội phát triển trí não tốt hơn qua việc phát triển toàn diện các khía cạnh then chốt gồm trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp. 

 

Còn theo Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 2 nhận định: “Dinh dưỡng là nền tảng giúp kiến tạo não và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho toàn bộ hoạt động trí não trẻ. Cùng với các dưỡng chất quan trọng như Sắt, Choline, Kẽm, các Vitamin B thì DHA đóng vai trò cốt lõi, được xem là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não tốt hơn. DHA giúp gia tăng kết nối của các tế bào thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt động thống nhất và hoàn thiện, là nền tảng vững chắc để bé phát triển toàn diện bốn khía cạnh then chốt: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp…”

 

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc bổ sung DHA với hàm lượng đúng khuyến nghị của FAO/WHO (trẻ dưới 1 tuổi cần bổ sung 17mg DHA /100 kcal và trẻ từ 1 tuổi trở lên cần bổ sung 75mg DHA mỗi ngày) sẽ cải thiện khả năng tư duy, học hỏi của trẻ trong những năm đầu đời.

 

Như vậy, sự tương tác của bố mẹ và dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển tối đa.