1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nấu nướng với sức khoẻ

(Dân trí) - Nấu nướng đúng cách và hợp lý sẽ đảm bảo màu sắc, hương vị của thực phẩm được ngon lành, tăng cảm giác thèm ăn và có lợi cho sức khỏe.

- Xào rau: Nên để lửa mạnh và xào nhanh, đậy nắp nồi lại để vi sinh tố khỏi bốc hơi theo nước; cho thêm ít giấm vừa có thể điều hòa hương vị, vừa làm giảm quá trình oxy hóa của vitamin C.

 

-Trong các phương pháp nấu thì chưng là cách ít làm hao tổn chất dinh dưỡng nhất, tiếp đó là chiên rán; thứ đến là xào, tráng, rang…Cách làm hao tổn chất dinh dưỡng nhất là nấu, luộc.

 

- Dù nấu theo cách nào, tốt nhất là nên luôn giữ nhiệt độ cao, thời gian ngắn và thực phẩm nên chín tới.

 

- Điều hòa âm dương trong quá trình chế biến, nấu nướng: Để trợ dương thì nên cho thêm cải xanh, măng non, cuống cải trắng, nước ép trái cây, cùng các loại dưa có vị ngọt.

 

Đối với các món thiên về vị lạnh, thì nên cho thêm tỏi, hồ tiêu, hồi hương, gừng khô, quế; nếu  người có thể chất thiên về hàn, khi nấu nướng nên cho nhiều gừng ớt, hành, tỏi…

 

Người có thể chất thiên về nhiệt, khi chế biến thức ăn nên dùng các thức ăn thanh đạm, mát như các loại rau, hoa quả tươi.

 

- Người cao tuổi vì tì vị hư nhược, khi nấu nướng cần phải rất chú ý. Thọ thân dưỡng lão tân thư viết (nguồn sách Y học Trung Hoa): “Thức ăn cho người già, nên nóng mềm, kỵ cứng lạnh”. Món cứng thì khó tiêu hóa, dễ làm thương tổn dạ dày. Cho nên khi nấu cơm làm thức ăn ta cần nấu kỹ.

 

- Vị: cơm canh nên nhạt không nên mặn - nguyên tắc chủ yếu khi nấu ăn. Thông thường, mỗi người một ngày không nên ăn quá 10g muối, nhưng cũng có ngoại lệ, như vào giữa mùa hè, lượng mồ hôi đổ ra quá nhiều, khiến lượng muối trong cơ thể giảm xuống thì ta nên tùy lúc bổ sung thêm lượng muối đã mất.

 

Thu Hoài - Phúc Lưu