Mối nguy từ chảo không dính

Dùng nồi, chảo không dính có tráng Teflon có nhiều tiện lợi: không cần phải dùng nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào cũng không bị dính vào nồi chảo, giữ nguyên được hình dáng đẹp của con cá, miếng thịt... Nhưng cũng có lắm bất an từ những sản phẩm nhà bếp hiện đại này.

Khi chảo không dính bị... dính

 

Những chiếc nồi chảo không dính dù sử dụng kỹ đến mấy (không rửa bằng vật có thể làm trầy lớp phủ, không dùng muỗng, vá bằng kim loại...) cũng rất mau hỏng. Chỉ sau một thời gian sử dụng, lớp phủ bắt đầu xấu đi, chứng tỏ là chúng đang tróc dần và có lẽ các vụn tróc rất nhỏ nên chúng ta không nhìn thấy.  

 

Trong cả hai trường hợp, nồi chảo không dính bắt đầu bị dính. Khi đó, theo đề xuất của nhà sản xuất, bạn không nên tiếc rẻ nữa mà hãy vứt chúng đi. Như vậy thì quả thật có lãng phí và bất tiện.

 

Tuy nhiên người tiêu dùng còn cảm thấy bất an và tự hỏi: thế thì những mảnh vụn khi tróc ra mà chúng ta không thấy được sẽ đi đâu nếu không phải là chúng đã bị trộn chung vào thức ăn khi đun nấu? Và khi nuốt chúng cùng với thức ăn như vậy có độc hại không?

 

Thắc mắc này hầu như được giải đáp khi các nhà khoa học trên thế giới đưa ra mối nguy cơ từ các loại nồi chảo không dính này.

 

Nguy cơ từ chất PFOA trong Teflon

 

Người ta phát hiện ra hợp chất perfluorooctanoic acid, viết tắt là PFOA, là một trong những thành phần trong sản xuất Teflon có khả năng là một chất gây ung thư ở người.

 

Trong khi đó, nhà sản xuất Teflon đoán chắc là không còn PFOA trong lớp phủ Teflon trên chảo khi đun nấu vì PFOA đã bị phân hủy trong quá trình sản xuất. Đồng thời họ cũng bảo đảm rằng các thử nghiệm của họ cho thấy PFOA không có gì nguy hiểm.

 

Hơi khí độc từ Teflon

 

Teflon hay đúng hơn là polytetrafluoroethlyene (PTFE) là chất khí gây độc làm chết bất kỳ loài chim nào. Độc tính này là do khí bốc ra từ nguyên liệu làm ra chất chống dính cho nồi chảo. Hơi khí độc từ Teflon còn xảy ra khi được dùng trong các loại đèn sưởi, nhiệt độ cao làm cho lớp phủ Teflon bị nóng lên bốc hơi. Khí này không độc đối với người và động vật có vú nhưng với chim thì cực kỳ nhạy cảm và nhanh chóng bị ngộ độc.

 

Trước đây, Dupont cho rằng lớp phủ này bền nhiệt, không bốc ra khí hay hóa chất gì độc hại. Nay thì trong một thông cáo báo chí, họ cho biết: lớp phủ Teflon bị phân hủy đáng kể khi nhiệt độ vượt quá 6600F (3400C).

 

Ở 4460F, Teflon tỏa ra độc chất dạng hạt, ở 6800F, các chảo Teflon tỏa ra ít nhất 6 loại khí độc, trong đó có 2 chất có thể gây ung thư, 2 chất gây ô nhiễm môi trường và MFA là loại hóa chất gây chết người ở liều thấp. Ở nhiệt độ phá hủy 1.0000F, lớp chống dinh phân hủy thành một chất vốn là vũ khí hóa học PFIB và một hóa chất tương tự với độc chất thần kinh phosgen.

 

Theo Khoa học phổ thông

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm