1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Mẹo khử mùi tỏi trong hơi thở

(Dân trí) - Hơi thở có mùi tỏi là do những hợp chất có chứa lưu huỳnh mà cơ thể không tiêu hóa được – những chất này được bài tiết là ngoài qua đường hơi thở và mồ hôi.

 

Mẹo khử mùi tỏi trong hơi thở - 1

Cách tốt nhất để thoát khỏi chúng là ăn một quả táo.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm nhiều thức phẩm khác nhau về tác động đến nồng độ các hợp chất lưu huỳnh sau khi ăn tỏi sống — và thấy rằng táo tươi có tác dụng trung hòa mạnh nhất.

Một enzyme trong táo được cho là phản ứng với các chất trong tỏi, giáng hóa chúng và khử được mùi.

Trà xanh, rau bina, mùi tây và bạc hà tươi cũng có tác dụng trung hòa, có lẽ là vì chúng giàu polyphenol, một nhóm chất chống ô xi hóa phá hủy các chất gây ra mùi tỏi.

Trước đó, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học bang Ohio đã thấy rằng sữa có thể làm giảm nồng độ của một trong những chất chính khiến hơi thở có mùi hôi là allyl methyl sulphid. Sữa nguyên kem có tác dụng mạnh hơn.

Để có hiệu quả tốt nhất, hãy ăn những thực phẩm này cùng với tỏi.

Tại sao bụng lại sôi ùng ục?

Tiếng “sôi bụng” là do các bọt khí vỡ trong chất lỏng khi chúng bị nhu động ruột đẩy đi qua những phần khác nhau của hệ tiêu hóa. Những tiếng “ùng ục” to nhất phát ra từ dạ dày và đại tràng.

Khí trong đại tràng là hỗn hợp của hydro, metan và CO2, hình thành từ sự lên men của thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn trong ruột non.  Còn chất lỏng là hỗn hợp của dịch tiêu hóa, nước uống và thức ăn đã tiêu hóa một phần.

Sôi bụng hay xảy ra khi ta bị đói – ý nghĩ về việc ăn khiến dạ dày tiết ra a xít và co bóp để đón trước bữa ăn. Nhưng đói không phải là nguyên nhân duy nhất.

Tiếng sôi bụng cũng có thể phát ra từ dạ dày, thay vì từ ruột, khi chúng ta bối rối hay lo lắng.

Mẹo khử mùi tỏi trong hơi thở - 2

Tại sao tôi lại muốn ói khi nhìn thấy thứ gì đó khó chịu?

Cảm giác “ghê tởm” từ nội tạng này là cách để cơ thể tránh những thứ có hại.

Nó xuất hiện khi thức ăn có sẵn của chúng ta bị ôi thiu.

Khi não nhận được tín hiệu thị giác rằng thứ gì đó có thể gây độc – như thịt bị ôi – nó sẽ truyền thông tin cho trung khu nôn ở đáy não. Trung khu này sẽ gửi tín hiệu tới cơ thể để phối hợp những hành động cần thiết cho việc nôn.

Các cơ dạ dày sẽ giãn ra, nước bọt tiết nhiều, dây thanh âm khép chặt để ngăn a xít dạ dày đi vào phổi.

Nếu trung khu nôn bị kích thích đủ mạnh, nó sẽ tạo ra một loạt các phản xạ thực sự khiến bạn nôn ọe: cơ hoành co lại rất nhanh và các cơ bụng co ép vào dạ dày.

Phản xạ này đã tiến hóa thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Những người biết sợ thịt ôi thiu sẽ dễ sống sót hơn, vì thế phản xạ này sẽ lan rộng trong quần thể.

Cẩm Tú

Theo DM