Mất ngủ - Gánh nặng gia tăng theo tuổi
Quan niệm tuổi càng cao, ngủ càng ít là điều hiển nhiên khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư, đột quỵ, thậm chí tử vong. Người lớn tuổi cũng cần ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày.
Thời lượng giấc ngủ cần thiết ở từng độ tuổi.
Gia tăng mất ngủ
Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ (National Sleep Foundation), hơn 60% người sau tuổi 65 gặp trục trặc về giấc ngủ. Tại Việt Nam, dù chưa có thống kê nhưng theo các chuyên gia, tỉ lệ này không nhỏ.
Như trường hợp của bà Nguyễn Thị H. (72 tuổi, ở TP.HCM) là một trường hợp bị mất ngủ hơn 20 năm nay. Theo lời kể của anh Lê Văn Thắng, cháu bà H., thì bà anh đã được đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng chứng mất ngủ vẫn không được cải thiện. Anh Thắng cho hay: “Chứng mất ngủ của bà tôi khiến cả nhà không ai yên giấc. Cứ nửa đêm là bà cụ thức dậy lục đục cho tới sáng!”.
Suốt 2 năm nay, công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn khiến chú Lại Viết Q. (45 tuổi, ở Long An) thường xuyên bị căng thẳng và khó ngủ. Dù cố gắng ngủ sớm cũng không tài nào chợp mắt được, và thường nằm trằn trọc mất 2-3 tiếng mới vào được giấc, chú Q. đã được bác sĩ kết luận bị mất ngủ mạn tính do căng thẳng kéo dài.
Theo các bác sĩ thần kinh, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh bên trong cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mất ngủ thường ít tìm ra nguyên nhân thực thể. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ đa phần gắn liền với yếu tố tuổi tác và tâm lý. Vì vậy, mất ngủ hay gặp ở người trên 50 tuổi, người gặp phải những biến động trong cuộc sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tinh thần…
Càng lớn tuổi, cơ thể càng tích lũy gốc tự do gây hại, dẫn tới mất ngủ và hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, đau nửa đầu, đột quỵ…
Không ngon giấc vì độc chất tích lũy
Thời lượng ngủ cần thiết của người trưởng thành thường là 7-9 giờ, một số người cần khoảng 6 giờ. Nếu ngủ dưới 5 giờ/ngày, cơ thể sẽ gặp nhiều mối đe dọa về sức khỏe. Chưa kể tuổi tác ngày một tăng cũng đồng nghĩa với sự tích lũy các độc chất, các gốc tự do trong cơ thể con người, gây tác động nguy hại đến hệ thần kinh, hệ mạch máu khiến cấu trúc giấc ngủ dần thay đổi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 80% người bị rối loạn giấc ngủ có trạng thái tổn thương vùng não với những biểu hiện như đau đầu, giảm năng suất làm việc, suy giảm trí nhớ và lâu ngày dẫn tới suy kiệt toàn bộ cơ thể. Mất ngủ buộc cơ thể phải huy động nhiều nguồn năng lượng và sinh ra rất nhiều gốc tự do gây hại lên tế bào thần kinh. Vì vậy, mất ngủ bản thân nó lại làm cho chứng bệnh này ngày càng nặng thêm.
Bên cạnh thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ khiến tinh thần thoải mái, ngược lại, một giấc ngủ kém sẽ gây mệt mỏi cho ngày hôm sau.
Để mất ngủ không thành mạn tính!
PGS.TS Vũ Anh Nhị - Trưởng bộ môn Nội Thần kinh, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, việc điều trị rối loạn giấc ngủ rất dai dẳng và khó chữa, cần có sự phối hợp tích cực của bệnh nhân, đôi khi phải dùng thuốc điều trị suốt đời.
Trên thực tế, để cải thiện tình trạng mất ngủ 1 năm, bệnh nhân phải điều trị ít nhất 3 năm mới điều chỉnh được giấc ngủ và các hoạt động của não cũng như toàn cơ thể. Do đó, để có giấc ngủ tốt về thời lượng cũng như chất lượng, cần hạn chế căng thẳng, sử dụng các thức uống có cồn hay chứa caffeine cách xa giờ ngủ, không tiếp xúc với các thiết bị điện tử (như điện thoại, tivi, máy tính…) khi lên giường, phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào mặt…
PGS. Nhị cảnh báo, mất ngủ kéo dài trên một tháng với tần suất ba lần/tuần là trở thành mạn tính, rất khó điều trị và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Vì vậy, ngay khi có những biểu hiện bất thường về giấc ngủ như trằn trọc lâu mới ngủ được, ngủ không sâu, thức giấc nhiều lần mỗi đêm, không thể ngủ lại sau khi thức giấc… người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời trước khi chứng mất ngủ gây tổn thương nặng nề đến não. Tuyệt đối tránh tự ý mua thuốc về dùng.
Bên cạnh điều trị mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu và các thuốc thần kinh, cần hỗ trợ cơ thể ức chế gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, các chất chống gốc tự do từ Blueberry có giá trị phục hồi tế bào thần kinh sau mất ngủ, làm bớt quá trình rối loạn não, bảo vệ mạch máu não, giảm thiểu các biểu hiện bất thường của giấc ngủ, từ đó hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, phòng tránh tái phát cũng như xảy ra các biến chứng thần kinh nguy hiểm.
Mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ ngày càng nghiêm trọng khi gốc tự do tấn công làm tổn thương tế bào thần kinh và mạch máu não. OTIV chứa các dưỡng chất sinh học quý từ Blueberry, có tác dụng chống gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động não. OTIV - Cải thiện mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ Trung tâm Tư vấn Y khoa: 1900 545404 - (08) 38 112777 |