1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Mật gấu thật và mật gấu giả

Tẩm mật gấu vào một miếng bông gòn rồi đốt, ngọn lửa tắt ngay (như khi lửa bị tạt nước vào), vì mật gấu đốt không cháy được. Các loại mật động vật khác đều cháy hết, lại có mùi tanh thối rất khó chịu.

Túi mật gấu khô có hình trứng dẹt, thường dài 10-20 cm, rộng 5-10 cm và dày 5-15 mm, phần trên (miệng) thuôn nhỏ, hẹp và rỗng, phần dưới (đáy) phình to, chứa nhiều chất mật khô. Bề mặt túi nhẵn sáng, màu nâu xám hoặc nâu đen, có những nếp gấp. Khi soi túi ra ánh sáng thấy phần trên trong suốt, phần giữa và đáy có màu nâu sẫm.

 

Nếu cắt túi mật ra sẽ thấy các “đởm nhân” (chất mật khô) dạng cục khối, dạng hạt hoặc dạng cao cứng, to nhỏ không đều, màu sắc thẫm nhạt khác nhau (vàng tươi, vàng xanh, nâu đen hoặc xanh đen) óng ánh, mùi thơm dịu. Loại túi mật to, trong suốt, chứa nhiều đởm nhân có màu vàng kim loại óng ánh, vị đắng có hậu ngọt là tốt nhất.

 

Mật gấu giả thường là túi mật của lợn, trâu, bò, ngựa, dê hoặc được tạo ra từ bàng quang hay ruột động vật buộc lại, bên trong chứa cao thực vật. Nó có hình elip dẹt, cổ túi thường được buộc bằng dây các loại, phần thân và đáy có những chỗ lồi lõm to nhỏ không đều nhau, mặt ngoài trơn nhẵn màu đen, có rất ít các nếp gấp, có chất màu đen thẩm thấu ra.

 

Chất mật bên trong màu đen, bóp mềm và dính tay, mùi khó chịu, khi cho vào miệng nhai thì dính răng, vị ngọt trước đắng sau, có mùi khó chịu.

 

Mật gấu thật và mật gấu giả - 1

Mật gấu thật và mật gấu giả - 2

 

Phân biệt bằng cách thử

 

Rắc nhiều bụi nhẹ phủ kín trên mặt của bát nước đầy, sau đó nhỏ một giọt mật gấu vào bát nước. Nếu là thật, lớp bụi trên mặt nước dạt vào thành bát, để lộ khoảng trống vòng tròn nước trong mà tâm điểm là nơi giọt mật vừa nhỏ vào. Mật của các động vật khác không xóa được bụi trên mặt nước.

 

Lấy một ít mật gấu nghiền nát, cho vào cốc nước, mật thật sẽ quay tròn và lắng dần thành những sợi màu vàng thòng thẳng xuống đáy cốc mà không lan tỏa ra.

 

Nhỏ một giọt mật gấu vào ly nước đầy, sẽ thấy giọt mật tự xoay rất nhanh và chìm xuống đáy ly, vạch ra một đường sáng như sợi chỉ và khá lâu mới tan đường chỉ này. Các loại mật động vật khác tuy cũng chìm xuống đáy ly nước nhưng tốc độ chậm và không có vệt sáng như mật gấu.

 

Lấy một chút mật gấu to bằng hạt gạo nếp, bỏ vào bát nước trong, nếu thấy có một đường kéo từ mặt bát nước xuống đáy bát, thẳng như sợi chỉ, lâu mãi chưa tan thì đấy là mật gấu thật và tốt.

 

Láng qua nước lã cho ướt lên mặt một cái đĩa, rồi lấy một ít mật gấu đặt vào giữa đĩa, nước sẽ tách ra khỏi mật.

 

Nếm mật gấu thật lúc đầu thấy đắng, sau chuyển sang vị ngọt mát, có cảm giác thấm sâu và dính vào lưỡi, mùi thơm nhẹ, ngậm lâu sẽ tan hết, không tanh. Mật các động vật khác chỉ đắng mà không dính lưỡi.

 

Vì gấu thích ăn mật ong nên người ta thử mật gấu bằng cách: Lấy một chậu nước, một đầu đường kính chậu đốt ngọn nến bằng sáp ong, đầu kia nhỏ một giọt mật gấu sẽ thấy mật gấu chuyển động trong nước về phía sáp ong. Các loại mật động vật khác không có hiện tượng này.

 

Nhỏ một giọt mật gấu vào khối máu đông (như tiết canh) thì khối máu này sẽ tan ra. Các mật động vật khác không như vậy.

 

Mật gấu thật khi quan sát dưới đèn tử ngoại sẽ thấy ánh huỳnh quang màu vàng trắng. Mật gấu giả sẽ thấy màu vàng tươi, vàng sám, vàng nhợt hoặc vàng sẫm.

 

Trong ly nước ngọt có mật gấu thật, nếu nhỏ vài giọt axit sulfuric, sẽ thấy ly nước có màu đỏ hồng tươi (thời gian sau sẽ chuyển sang màu xanh lam rồi xanh lục).

 

Theo Sức Khỏe & Đời Sống