1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt không kê toa

Thuốc Cloraxin 0,4% có thể mua không cần toa nhưng rất nguy hiểm, vì đây là kháng sinh nhỏ mắt. Nếu dùng cho trẻ em, lượng thuốc dư sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa (thấy đắng miệng sau khi nhỏ thuốc) dù ít nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ.

 

 

Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt không kê toa - 1


Lợi bất cập hại

 

Làm việc thường xuyên với máy tính rất dễ khiến mắt bị mỏi mệt và khô giác mạc. Lúc này, có thể dùng các loại thuốc như computer eyedrop, correction, thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo. Tuy nhiên không thể dùng thuốc một cách tùy tiện  hoặc dùng theo lời quảng cáo vì có thể dẫn đến “lợi bất cập hại”.

 

Các loại thuốc như: Thuốc Visine, V. Rhoto, Daigaku… chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, làm dịu mắt khi không bị đau mắt. 

 

Trong trường hợp mắt xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt, ngứa mắt hoặc chỉ hơi cộm, bệnh nhân phải dùng các loại thuốc có chất kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu để lâu quá một tuần thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn ăn sâu rất khó chữa và có khỏi cũng thường để lại di chứng (sẹo giác mạc), ảnh hưởng đến thị lực.

 

Tùy theo từng bệnh của mắt để dùng các loại thuốc nhỏ mắt phù hợp như: Thuốc nhỏ mắt chống khuẩn, chống nhiễm, chống nấm, chống viêm, chống virus…

 

Thuốc Cloraxin 0,4% thông thường có thể mua không cần toa cũng rất nguy hiểm, vì đây là kháng sinh nhỏ mắt. Nếu dùng cho trẻ em, lượng thuốc dư sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa (thấy đắng miệng sau khi nhỏ thuốc) dù ít nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ.

 

Làm gì để có đôi mắt sáng và khỏe mạnh?

 

Một số người có thói quen nhỏ mắt liên tục bằng Cloraxin cũng không tốt vì dùng kháng sinh nhỏ mắt kéo dài có khả năng gây loạn khuẩn tại mắt, tạo điều kiện cho mắt dễ bị nhiễm nấm.

 

“"Không nên quá lạm dụng thuốc nhỏ mắt, đặc biệt không nên nhỏ quá nhiều loại thuốc và quá nhiều lần vì có thể sẽ khiến mắt bị dị ứng và mắc các bệnh như thiên đầu thống (glôcôm), đục thủy tinh thể...”, BS. Nguyễn Thanh Hà - Trưởng khoa Mắt, BV Hữu Nghị, cảnh báo.

 

Cách bảo vệ mắt tốt nhất là biết kết hợp hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

 

Theo BS. Hà, sau khi làm việc căng thẳng, nên tạo những khoảng thời gian ngắn để cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn. Khi thấy mỏi mắt thì nên ngừng làm việc, nhắm mắt lại từ 5-10 phút hoặc mở cửa sổ, phóng tầm mắt ra xa.

Khi nằm nghỉ, có thể dùng băng mắt (loại băng bụi do công ty thiết bị về mắt sản xuất) bịt kín hai mắt lại để thư giãn.

 

Đối với người đeo kính thì nên tháo kính ra và nhìn trực tiếp bằng mắt thường trong vòng khoảng 10 phút.

 

Cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng các loại nước rửa mắt, hoặc nước muối sinh lý (Efticol 0,9%). Rửa mặt bằng nước nóng hoặc chườm khăn mặt xấp nước nóng đắp lên mắt để các chất bẩn ở lông mày, lông mi được rửa sạch.

 

Khi đi ra ngoài đường nên đeo kính râm để tránh các tia tử ngoại, tia cực tím và để tránh bụi.

 

Để tăng cường thị lực cho mắt, nên ăn các đồ ăn có nhiều vitamine A như: Các loại rau quả có màu đỏ: cà chua, cà rốt, gấc, thịt cá, gan, …

 

Ngoài ra, có thể tra các loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm dịu mát từ 2-3 lần/ngày.

 

Nhỏ thuốc đúng cách

 

Thuốc nhỏ mắt có hai loại: thuốc nước và thuốc mỡ. Nhỏ thuốc đúng cách là làm cho thuốc lọt được vào khe mắt đủ mức mà không bị vương vãi ra ngoài, để đạt hiệu quả mà không lãng phí thuốc.

 

Đối với thuốc nước: Trước hết, lau mắt bằng mẩu bông ẩm, sạch cho hết bụi bặm. Kéo mi dưới xuống, dùng bông chấm ở điểm lệ đạo dưới, nhỏ vài ba giọt thuốc nước vào góc trong của mắt. Không được nhỏ trực tiếp vào lệ đạo để tránh những tác dụng phụ của thuốc gây tổn thương mắt. Sau khi nhỏ nên để mắt mở vài giây cho thuốc ngấm tốt hơn.

 

Với thuốc nước, ngày có thể nhỏ 3-6 lần tùy theo chỉ định của bác sĩ. Khi nhỏ nhiều loại thuốc cùng một lúc thì nên tra cách nhau 3-5 phút để thuốc nhỏ trước ngấm vào mắt rồi mới nhỏ tiếp thuốc khác.

 

Đối với thuốc mỡ: Nên tra trước khi đi ngủ trưa hoặc tối, ngày tra 2 lần. Mở khe mắt bằng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái. Ngón trỏ mở mi trên của bệnh nhân, ngón cái kéo mi dưới cho lộ kết mạc mi dưới màu đỏ ra. Bóp một thỏi thuốc mỡ dài khoảng 5-7mm vào mi dưới.

 

Giữ mi trên không cho chớp vội bởi vì động tác chớp của mi trên rất nhanh. Nếu buông mi trên ra trước, mi trên sẽ chộp lấy thuốc mỡ gây dính ra ngoài mi và không ngấm được vào trong mắt.

 

Trước khi tra, phải xem nhãn mác xem có đúng thuốc không, thuốc có đát không, có xuất hiện vẩn đục không. Tuyệt đối không được dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.

 

Theo Nguyễn Yến

Bee