1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Loạn cảm họng

Loạn cảm họng là một triệu chứng chứ không hẳn là một bệnh. Đó là sự rối loạn về chức năng của cảm giác ở họng, có nguồn gốc thuộc hệ thần kinh thực vật.

Do họng là ngã tư giao thoa của đường ăn và đường thở, là khu vực rất phong phú về hệ thống thần kinh, nên loạn cảm họng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra khi bị các yếu tố kích thích như các bệnh hoặc tổn thương ở ngay vùng họng, răng, miệng hoặc xa hơn như ở thực quản, thậm chí ở dạ dày - ruột, ở cột sống cổ và bao gồm cả các rối loạn chuyển hóa hay nội tiết.

 

Loạn cảm họng thường thể hiện ở cảm giác chủ quan có dị vật mắc trong họng (cảm giác bị hóc xương) hoặc có khối u phát triển, chèn ép họng (ám sợ ung thư họng). Tuy nhiên cảm giác vướng mắc này chỉ cảm nhận thấy khi nuốt nước bọt suông, còn khi ăn uống lại không hề thấy có bất cứ sự khó khăn hay trở ngại nào!

 

Các triệu chứng phụ kèm theo loạn cảm họng có thể là: trầm cảm, cảm giác tức ngực, đầy bụng, ăn kém ngon, ợ chua...

 

Trước một bệnh nhân loạn cảm họng, thầy thuốc thường phải khám xét rất kỹ để có thể loại trừ hết mọi nguyên nhân thực thể như: hóc xương thật, bị ung thư ở giai đoạn đầu hoặc khối u lành gây chèn ép ở họng... sau đó mới được nghĩ đến các nguyên nhân do rối nhiễu tâm lý như: ưu bệnh, ám sợ, hystêria... Riêng đối với các nguyên nhân sau, trị liệu tâm lý có vai trò quyết định.

 

Theo Sức khỏe & đời sống