1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Lắp phổi nhân tạo cho bé 2 tuổi

(Dân trí) - Khi nhập viện Nhi St. Louis, bé Owen Stark 2 tuổi (Mỹ) gần như không có cơ hội sống sót. Cậu bé này đã bị ngất khi đi mua hàng cùng mẹ. Cậu bé nhập viện trong tình trạng tim, phổi chỉ còn thoi thóp.

 

Lắp phổi nhân tạo cho bé 2 tuổi - 1

Bé Owen đã tỉnh táo sau khi được lắp phổi nhân tạo
 

Nhưng các bác sĩ đã sử dụng phổi nhân tạo Novalung do các chuyên gia Đức sáng tạo và cứu cậu bé thoát khỏi tử thần, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Về lâu dài, cậu bé sẽ cần một ca ghép phổi.

 

Phía bệnh viện cho biết Owen là người trẻ nhất nhận lá phổi nhân tạo này.

 

Lá phổi nhân tạo này gồm 2 ống cắm vào 2 hộp nhỏ và tim sẽ đẩy máu qua 2 hộp này. Một ống sẽ là động mạch, mang máu ra khỏi tim. Ống còn lại là tĩnh mạch, mang máu trở lại tim. 2 chiếc hộp sẽ lấy Co2 ra khỏi máu và rồi trả ôxy vào đó, giống như chức năng của lá phổi vẫn làm.

 

Lá phổi này đã được Tổ chức Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ công nhận năm 2007 như 1 dụng cụ hỗ trợ bệnh nhân trước khi được ghép phổi.

 

Bố mẹ của Owen cho biết đã nhìn thấy một số biểu hiện không khỏe ở con. Cậu bé không ăn nhiều và thường sốt nhẹ. Đưa con đi khám tại bệnh viện địa phương, họ nhận được những kết quả khác nhau: đầu tiên là chứng cảm lạnh và sau đó là bệnh thận.

 

Owen đã được đưa tới khám 1 bác sĩ khác sau khi cậu bé bị ngất trong cửa hàng đồ chơi. Ngay lập tức, cậu bé được chuyển tới 1 bệnh viện ở Columbia và rồi viện Nhi St. Louis  bằng xe cấp cứu. Lúc này, mẹ Owen mới biết con mình mắc chứng bệnh tăng áp lực động mạch phổi (các mạch máu co thắt lại khiến máu không tới được phổi).

 

BS Mark Grady, chuyên gia tim nhi, bệnh viện Nhi St. Louis Children cho biết: “Việc lắp thành công lá phổi nhân tạo, cứu mạng sống của 1 bệnh nhi 2 tuổi đã mở ra cơ hội sống cho rất nhiều trẻ bị các bệnh về phổi”.

 

Nhân Hà

Theo AP, MNBC