Lằn ranh mỏng manh giữa bệnh polyp đại tràng và ung thư
(Dân trí) - Theo thống kê có 50% số ca ung thư đại tràng bắt nguồn từ polyp. Ranh giới giữa polyp đại tràng không điều trị kịp thời và ung thư chỉ cách nhau trong gang tấc. Do đó việc xây dựng “tường thành” ngăn polyp chuyển thành ung thư là rất quan trọng.
Polyp đại tràng nào có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư?
Ung thư đại tràng - “sát thủ thầm lặng” luôn có mặt trong top các bệnh gây tử vong cao nhất thế giới. Dựa trên số liệu của GLOBOCAN (Tổ chức Ung thư toàn cầu), năm 2018 Việt Nam ghi nhận hơn 14.000 người mắc mới ung thư đại tràng và hơn 7.000 ca tử vong.
Polyp đại tràng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư khi trên 50% trường hợp ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của bệnh lý này. Trong một số trường hợp, chỉ cần người bệnh phát hiện chậm trễ, điều trị sai cách hoặc nới lỏng trong việc kiểm soát là polyp có nguy cơ “ác hóa” cao. Vì vậy cần phân loại và theo dõi sát sao những polyp dễ tiến triển thành ung thư để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, các polyp có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao là polyp tuyến có loạn sản độ cao, polyp tuyến có kích thước >1cm, polyp tuyến nhung mao hoặc ống nhung mao, polyp răng cưa >1cm, bệnh đa polyp di truyền và không di truyền,... Về hình thái, các polyp có chân ngắn, hình ảnh dạng sần sùi, chia nhiều múi, dễ chảy máu tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất cao.
Ngoài ra, polyp lành tính cũng có khả năng hóa ung thư sau một thời gian. Khả năng ung thư của các polyp nhóm này có liên quan đến kích thước của polyp. Kích thước nhỏ hơn 1cm nguy cơ ung thư: 0 - 2 %; kích thước từ 1-2cm nguy cơ ung thư: 10 - 20 %; trên 2cm: nguy cơ ung thư 30 - 50 %. Bên cạnh đó người bệnh có càng nhiều polyp nguy cơ ung thư càng cao (trên 3 polyp).
Ngăn chặn polyp đại tràng biến chứng ung thư
Đa phần polyp là lành tính và việc phát hiện sớm - kiểm soát kịp thời có thể chặn đứng biến chứng ung thư từ polyp đại tràng. Về vấn đề này Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình - Chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - Nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng Bệnh Viện Bạch Mai chia sẻ: “Nội soi là phương pháp tốt nhất để phát hiện polyp dạ dày, đại tràng. Nếu phát hiện ra polyp, tùy thuộc vào tình trạng kích thước mà bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi thêm hoặc chủ động can thiệp cắt bỏ. Một lần nội soi có thể cắt bỏ 1 hoặc nhiều polyp. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để loại bỏ nguy cơ ung thư từ bệnh lý này.”
Để ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại tràng từ polyp, người bệnh cần chủ động nội soi định kỳ, không nên chủ quan ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường. Diễn viên Minh Tiệp là “nhân chứng sống” cho việc này. Dù không có biểu hiện bệnh, anh vẫn lựa chọn thăm khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Thu Cúc. Kết quả, anh phát hiện có tới 6 polyp dạ dày đại tràng và đã được loại bỏ trong quá trình nội soi. Đây là 1 quyết định sáng suốt giúp Minh Tiệp tránh được nguy cơ ung thư đại tràng.
Hiện nay, Bệnh viện Thu Cúc đang ứng dụng công nghệ nội soi NBI 5P hiện đại hàng đầu thế giới, cho phép phát hiện mọi tổn thương đường tiêu hóa, trong đó có polyp, các dấu hiệu tiền ung thư và loại bỏ ngay trong quá trình nội soi mà không cần phẫu thuật.
Ngày 18.11, tại 216 Trần Duy Hưng, Hệ thống y tế Thu Cúc tổ chức sự kiện “Tọa đàm chuyên gia - Chấm dứt nỗi đau kéo dài”. Buổi hội đàm quy tụ các bác sĩ đầu ngành đến từ nhiều chuyên khoa. Đại diện khoa Tiêu hóa là Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình - Chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - Nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng Bệnh Viện Bạch Mai.
Khách hàng tham dự sự kiện có cơ hội:
- Hội chẩn miễn phí với bác sĩ giỏi về triệu chứng nghi ngờ polyp và các bệnh tiêu hóa
- Nhận ưu đãi 35% phí nội soi tiêu hóa siêu sạch - không đau - phát hiện sớm polyp
- Bốc thăm trúng thưởng lên đến 16.307.000 cùng 1000 voucher, gói khám khác
Liên hệ 1900 55 88 96 hoặc xem chi tiết sự kiện tại đây: https://benhvienthucuc.com/uu-dai/cham-dut-noi-dau-keo-dai/