1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Làm gì để không kiệt sức vì công việc?

(Dân trí) - Không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, stress và có chút gì đó như kiệt sức, hãy thử làm theo những hướng dẫn của Huấn luyện viên về lối sống Vanessa Bennett.

Bạn đang kiệt sức hay chỉ là mệt mỏi?

Những dấu hiệu của kiệt sức:

- Không tham gia những cuộc tụ tập, xa cách với mọi người, suy giảm sức khỏe và không nghỉ cả ăn trưa

- Liên tục nghi ngờ người khác, có suy nghĩ tiêu cực, làm thêm giờ và thất hứa với đồng nghiệp.

- Mất tập trung, cảm thấy trống rỗng, mất đi đam mê và định hướng, thất bại trong tình cảm, luôn căng thẳng, xung đột...

Có rất nhiều cách để bạn kiểm soát tình trạng này, lấy lại niềm hứng thú và vui vẻ trở lại. Dưới đây là 3 mẹo Vanessa khuyên bạn:

Hít thở

Huấn luyện viên lối sống Vanessa khẳng định có thể giải quyết tình trạng quá tải và kiệt sức chỉ bằng cách đơn giản là thở.

“Thật khó tin rằng hơi thở sâu có thể giải tỏa stress. Hãy dành thời gian để tập trung vào hơi thở khi đang phải ứng phó với những tình huống đối kháng, những sợ hãi đang diễn ra bên trong bộ não”.

“Bởi cuộc sống gấp gáp nên chúng ta quên mất mình cần ngừng lại và hít thở”.

Vanessa cũng khuyên bạn nên dành một số thời điểm trong ngày để tắt hết công nghệ và học hỏi thêm những cách thư giãn khác như vẽ, nghe nhạc...

Làm gì để không kiệt sức vì công việc? - 1

Bennett cũng từng chia sẻ về sự khác nhau giữa căng thẳng “tốt” và “xấu” và hiểu được điều này sẽ ngăn ngừa được tình trạng kiệt sức.

Những stress tốt sẽ giúp chúng hoàn thành nhiệm vụ và đạt được kết quả tốt, ví dụ như chuẩn bị cho một cuộc họp với thời gian dateline ngặt nghèo.

Nhưng stress xấu lại diễn ra “khi gây khó khăn để hoàn thành một nhiệm vụ”. Đó là cảm giác quá tải mà có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như lo lắng và trầm cảm.

Dấu hiệu của môi trường làm việc kiệt sức:

- Những người chạy đua với thời gian để làm bất cứ điều gì hoàn thành kết quả tốt nhất

- Luôn phải hồi đáp email vào mọi thời điểm, bất kể ngày đêm

- Cảm giác có lỗi nếu phải rời bỏ công việc vào một thời điểm nào đó.

- Chỉ được đi công tác ngoài giờ làm việc.

- Làm việc ngay cả khi không khỏe dù năng suất làm việc thấp (Và rồi tất nhiên là họ ốm thực sự và lây cả sang cho những người khác)

Luyện tập hay nghỉ ngơi

Chăm sóc bản thân là cách tốt nhất để đánh bật tình trạng kiệt sức do công việc. Theo đó Bennett khuyên nên đi bộ nhanh hay tới phòng tập.

Luyện tập là chìa khóa để “tái tạo tinh thần và thể chất” trong khi ngủ trưa những quãng nghỉ ngắn, giúp bạn hồi phục và kiểm soát tốt hơn.

Theo Bennett, sự mất hứng khởi về tinh thần sẽ khiến thể chất mệt mỏi và năng lượng ngày càng cạn kiệt mà không sao khôi phục được.

Do đó, bất kỳ hình thức tập luyện nào cũng đều rất có ý nghĩa, giúp tăng sự tự tin, hoóc môn serotonin, giảm stress và cải thiện cảm xúc.

Làm gì để không kiệt sức vì công việc? - 2

Học cách nói không

Bennett khuyên chúng ta nên học cách nói không trong công việc và học cách ưu tiên những công việc quan trọng.

Và khi đã quyết thì đừng bao giờ ân hận vì mình đã trả lời không.

“Hãy bắt đầu ngay bây giờ khi bạn vẫn có thể kiểm soát tình hình trước khi quá muộn và bạn bị “chết chìm” trong công việc”, Bennett nói.

​Làm gì nếu đang trong tình trạng kiệt quệ?

- Hãy chậm lại và buộc mình phải nghỉ ngơi

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay chuyên gia sức khỏe

- Đánh giá lại các mục tiêu và ưu tiên để cân bằng công việc với các hoạt động mà làm bạn cảm thấy hạnh phúc

Nhân Hà

Theo DM