1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Không có bộ phận cơ thể thay thế: 1.500 người Việt Nam sẽ chết

(Dân trí) - Đó là thông tin được được ra trong hội thảo công bố kết quả nghiên cứu nhận thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng động đối với việc hiến tặng mô, tạng do Viện Chiến lược và chính sách y tế( Bộ Y tế) phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay( 14/4) tại Hà Nội.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 1.500 người không còn khả năng cứu sống vì không có bộ phận cơ thể thay thế,  trong đó có 9.000 người suy thận mạn tính cần được ghép thận và 1.500 trường hợp được chỉ định ghép gan nhưng không có nguồn gan để ghép phải chờ chết.

 

Việc thiếu trầm trọng nguồn mô, tạng hiện nay là do chúng ta chưa có khung pháp lý, cùng đó nhận thức của người dân về vấn đề này còn rất mơ hồ, còn mang nặng yếu tố tâm linh.

 

Báo cáo kết quả nghiên cứu về nhận thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng đối với việc hiến tặng mô, tạng đặc biệt là giác mạc cho thấy nhận thức của nguời dân đối với việc này còn khá xa lạ và tiêu cực. 

 

Để có được ngân hàng mô, tạng, ngoài việc phải xây dựng một khung pháp lý an toàn đảm bảo cho ngành ghép mô, bộ phận cơ thể phát triển, cần phải thực hiện tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng nhằm thay đổi những quan niệm truyền thống về đạo đức, nhìn nhận vấn đề hiến mô, bộ phận cơ thể khi sống và sau khi chết như một nghĩa cử cao đẹp phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo người Việt Nam.

 

Năm 2005, Bộ Y tế đã xây dựng Pháp lệnh hiến, lấy, gép mô, bộ phận cơ thể người và trình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Xét thấy tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề này nên dự thảo Pháp lệnh đã được nâng lên thành dự án xây dựng Luật về hiến lấy, gép mô, bộ phận cơ thể con người. Pháp lệnh này sẽ được đệ trình lên quốc hội.         

 

Phạm Thanh