Khổ như người bị mất ngủ!
Giấc ngủ con người cũng như thức ăn, nước uống nó là một phần tất yếu cho sự vận hành cơ thể. Vì vậy các rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ hay tỉnh giấc, mất ngủ do căng thẳng thần kinh, stress… gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần.
Ai cũng nghĩ rằng khi ngủ cơ thể con người ở vào trạng thái “nghỉ ngơi hoàn toàn”. Tuy vậy, nghiên cứu của đại học Bremen và Stuttgart (Đức) đã chỉ ra rằng, khoảng thời gian lúc chợp mắt chính là khi cơ thể hoạt động không ngừng. Một giấc ngủ ngon là thời gian lý tưởng để sản sinh các hoạt chất quan trọng sống còn với cơ thể như các kháng thể, thực bào. Đây cũng là thời gian hoàn hảo để hồi sinh năng lượng cho các tế bào thần kinh, thời gian để đưa chỉ số đường huyết huyết áp trở về trạng thái cân bằng. Vậy nên không có gì khó hiểu khi những người “trằn trọc suốt đêm” phải gồng gánh thêm nhiều bệnh lý kèm theo như tiểu đường, tim mạch, béo phì…
Các thống kê đã làm rõ điều này, theo đó việc ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên gấp đôi, nguy cơ mắc bệnh tim lên gấp rưỡi, nguy cơ béo phì lên gấp ba và các nguy cơ tử vong do nguyên nhân khác lên 12%. Ngoài những bệnh kể trên, mất ngủ còn dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, tim làm việc bất thường, giảm thị lực, giảm khả năng miễn dịch.
Nghiêm trọng hơn cả, mất ngủ khiến các tế bào não kiệt sức vì không được nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng. Quá trình này này tiếp diễn qua năm qua tháng, khiến não bộ bị tổn thương, người bệnh rơi vào tình trạng không tỉnh táo, đầu “căng như dây đàn”, tâm lý dễ bị kích thích, thậm chí có trường hợp có triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
Để đối phó với bệnh mất ngủ, Mỹ đã phải chi đến 60 tỷ USD một năm theo một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ). Một phần lớn của số tiền này dành cho những viên thuốc an thần với hi vọng giải thoát người bệnh khỏi cảm giác thao thức hàng đêm. Nhưng với cơ chế ức chế thần kinh, nhóm thuốc an thần không thể là lựa chọn về lâu dài. Bởi việc ức chế này sẽ làm tê liệt hoạt động các tế bào vốn đã kiệt sức sau cả một ngày dài hoạt động. Ngược lại với giấc ngủ sinh lý bình thường, khi mà các tế bào não bộ được hồi sinh năng lượng thì ở đây các tế bào lại rơi vào trạng thái “kiệt sức quá mà thiếp đi”. Vì vậy mà người bệnh ngủ dậy mà vẫn thấy mệt mỏi, dễ bị lệ thuộc thuốc cũng như kèm theo phản ứng phụ.
Mặc dù mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tinh thần, của cải nhưng đa phần chúng ta lại hiểu chưa đúng về bệnh mất ngủ và cách điều trị phù hợp.
Chương trình giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra vào hồi 14h ngày 13/05/2014 với sự tham gia của các chuyên gia:
GS.TS. Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội thần kinh Học Việt Nam.
GS.TS. Nguyễn Văn Chương, Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh, Viện Quân y 103.
Ngay từ bây giờ, độc giả có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY