Khàn tiếng trên 3 tuần: Cần đề phòng bệnh lý ung thư thanh quản nguy hiểm
(Dân trí) - Khàn tiếng là tình trạng thường thấy ở những người phải nói nhiều như giáo viên, ca sĩ. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm một căn bệnh rất nguy hiểm.
Thanh quản là bộ phận dùng để khí hô hấp đi qua và để phát âm. Theo Viện Ung thư Quốc gia, ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% trong tổng số các loại ung thư. Bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, ở Việt Nam, ung thư thanh quản đứng thứ 3 trong các loại ung thư vùng đầu cổ.
Ung thư thanh quản là gì?
Thanh quản là một cơ quan nằm ở ngay dưới cổ họng và phía trước cổ. Thanh quản có kích thước dài khoảng 5cm và rộng khoảng 5cm, nằm phía trên khí quản, phía dưới và sau thanh quản là thực quản.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), ung thư có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của thanh quản nhưng thường bắt đầu ở thanh môn. Hầu hết các bệnh ung thư thanh quản bắt đầu trong các tế bào vảy phẳng, giống như quy mô nằm dọc theo thành bên trong của thanh quản.
Nếu ung thư thanh quản lan rộng, nó thường đến các hạch bạch huyết gần đó ở cổ. Các tế bào ung thư cũng có thể lan đến mặt sau của lưỡi, các phần khác của cổ họng và cổ, phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
Khi điều này xảy ra, một khối u hình thành tại vị trí mới chứa cùng loại tế bào ung thư tương tự như khối u ban đầu trong thanh quản. Tình trạng này được gọi là ung thư thanh quản di căn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư thanh quản
Khàn tiếng, đặc biệt là khi khàn tiếng không rõ nguyên do kéo dài trên 3 tuần có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thanh quản. Xác suất mắc bệnh lại càng cao khi bạn bị khàn tiếng kết hợp cùng các triệu chứng như:
- Ho: Ho từng cơn và kèm hiện tượng co thắt.
- Khó thở: Đây là triệu chứng thường xuất hiện vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Lúc này, kích thước của khối u càng lớn thì tình trạng khó thở lại càng nghiêm trọng. Cụ thể, thời kì đầu, người bệnh thường chỉ khó thở khi vận động mạnh, nhưng càng về sau, tình trạng khó thở xuất hiện cả những lúc đang nghỉ ngơi.
- Khó nuốt: Cũng vì bị khối u chèn ép, nên người bệnh thường gặp vấn đề khi nuốt thức ăn, cảm thấy vướng hoặc thậm chí là đau lúc nuốt.
- Đau: Bệnh nhân ung thư thanh quản không .
Những ai dễ mắc phải ung thư thanh quản?
Cũng giống như ung thư phổi, thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư thanh quản. Bên cạnh đó, các yếu tố gây kích thích thanh quản như khí hậu, đặc thù nghề nghiệp tiếp xúc với khói bụi, hóa chất cũng góp phần làm gia tăng rủi ro khởi phát căn bệnh này.
Ngoài ra, còn là yếu tố về giới, với 80%-90% bệnh nhân ung thư thanh quản được ghi nhận là nam giới; và tuổi, với phần lớn bệnh nhân nằm trong độ tuổi 50-70.
Các giai đoạn của ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản được chia làm 4 giai đoạn, theo sự phát triển của tế bào ung thư, xự xâm lấn của khối u.
Cụ thể:
Giai đoạn 0
Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, ở giai đoạn này các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy tại thanh quản và chưa lây sang các bộ phận khác. Nếu phát hiện ở giai đoạn này, bệnh có thể điều trị thành công. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì chúng sẽ phát triển thành ung thư và lan rộng sang các mô bình thường.
Giai đoạn 1
Lúc này khối u đã hình thành và cũng chỉ mới ở thanh quản chưa lây sang các cơ quan khác. Khối u ở vùng của thượng thanh môn, hoặc thanh môn, hạ thanh môn và dây thanh quản thường vẫn đi động bình thường.
Giai đoạn 2
Khối u vẫn chỉ ở thanh quản nhưng đã có sự thay đổi ở các vị trí của khối u, lúc này dây thanh có thể không di động được nữa.
Giai đoạn 3
Lúc này khối u đã lan rộng ngoài thanh quản.
- Thượng thanh môn: Ở giai đoạn này, khối u ở thanh quản hoặc ở mô kế thanh quản, hai dây thanh di động không bình thường. Khối u lúc này có thể lan vào hạch bạch huyết ở cùng bên cổ từ chỗ xuất phát u và hạch lớn hơn 3cm.
- Thanh môn: Khối u chỉ ở thanh quản và hai dây thanh không di động bình thường. Khối u có thể lan vào hạch ở cùng bên cổ với khối u xuất phát và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm.
- Hạ thanh môn: Lúc này khối u chỉ thấy ở thanh quản, 2 dây thanh không di động bình thường, khối u có thể lan sang hạch bạch huyết ở cùng bên cổ với chỗ phát khối u và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm.