Kén ăn, có phải lỗi do con?

(Dân trí) - Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (Bệnh viện Hoàng gia Worcester, Anh), phần lớn những biểu hiện hành vi của con trong bữa ăn như kén ăn, ngậm cơm, ghét hành lá, chối bỏ rau xanh, ham gà rán hơn tôm cá... là do sự không thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái. Để mở 'cánh cửa dạ dày' của trẻ biếng ăn, trước hết phải hiểu đúng lý do.

Vì sao con kén ăn?

Những bà mẹ đang “vật lộn” với con hàng tiếng mỗi bữa ăn chỉ vì vài thìa cháo, chắc chắn sẽ nghĩ khác khi biết 4 lý do này!

Khẩu phần ăn thiếu cân đối: Khẩu phần của trẻ 2-6 tuổi cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng quan trọng (đạm, bột đường, chất béo, chất xơ) và đa dạng vi chất (vitamin, canxi, magie, kẽm...). Nhiều mẹ cho con ăn thiên lệch (nhiều thịt, ít cá, không rau) sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn “biếng ăn, thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, rồi lại biếng ăn”. Mẹ nên biết, thực đơn thiếu vitamin B sẽ làm trẻ tiêu hóa thức ăn chậm và lâu đói hơn. Thiếu kẽm và selen khiến bé chán ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng. Thiếu chất xơ gây táo bón, còn thiếu protein làm chậm tăng cân.

Giai đoạn biếng ăn sinh lý: Sự thèm ăn của trẻ nhỏ thay đổi mỗi ngày. Giống như người lớn, trẻ cũng có lúc chán ăn, đặc biệt là thời kỳ chuyển giao giữa các cột mốc phát triển. Ví dụ từ tập bò sang tập đi (9-10 tháng tuổi), chạy nhảy (16-18 tháng tuổi), mọc răng hay đi học (2-3 tuổi). Thay đổi cơ thể làm trẻ kén ăn tạm thời, vài ngày đến vài tuần, trước hoặc sau cột mốc phát triển. Tuy nhiên, nhiều mẹ lo quá mà thúc ép làm trẻ sợ, biến biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý.

Kén ăn, có phải lỗi do con? - 1

Giai đoạn chuyển giao giữa các cột mốc phát triển khiến trẻ mê khám phá mà quên cả ăn.

Rối loạn chức năng tiêu hóa: Đường ruột có đến 100.000 tỷ vi khuẩn cùng hệ sinh thái đa dạng 500 loài. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Trong đó, lợi khuẩn (probiotics) giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn và ngon miệng, tăng hấp thu canxi, sắt và nhiều khoáng chất khác. Tuy nhiên, trật tự này rất dễ đảo lộn, bởi đường ruột là nơi du nhập phần lớn vi khuẩn từ bên ngoài vào cơ thể. Nếu trẻ loạn khuẩn đường ruột do thức ăn mẹ nấu không đảm bảo, thuốc kháng sinh... hoặc thiếu men tiêu hóa, bụng bé sẽ “biểu tình” mà dẫn đến bỏ ăn hoặc ăn mãi không lớn.

Kích thước dạ dày con nhỏ hơn mẹ tưởng: Nếu như bao tử người lớn có dung tích 1,5 lít, thì dạ dày trẻ 1-2 tuổi chỉ bằng 1/5 và trẻ 2-10 tuổi bằng 1/3. Thời gian trẻ tiêu hóa thức ăn cũng chậm hơn rất nhiều, lâu nhất là chất béo bão hòa và đường ngọt. Dạ dày 500ml thì không thể chứa được 1 lít, đôi khi cha mẹ ngỡ con ăn ít nhưng đến khi liệt kê tất cả thực phẩm ra giấy (cơm, bún, sữa, nước, trái cây, bánh kẹo…) mới thấy trẻ ăn nhiều hơn mình nghĩ. Nhồi nhét chỉ làm bé chán ghét thức ăn hơn, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Con kén ăn, mẹ phải làm sao?

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn gợi ý mẹ 3 cách đơn giản nhưng là chìa khóa vàng cho mẹ khi trẻ biếng ăn!

Thay đổi cách thức cho trẻ ăn: Đa phần chứng biếng ăn đều xuất phát từ tâm lý sợ ăn. Do đó, điều đầu tiên chuyên gia Anh Nguyễn khuyên làm là thay đổi “Cách cho trẻ ăn tương tác” (Responsive feeding). Cha mẹ ân cần sẽ giúp trẻ "bật đèn xanh" với bữa ăn, phát triển hành vi ăn uống khỏe mạnh sau này.

Trước hết, mẹ cần “thấy và hiểu” các cử chỉ giao tiếp thể hiện nhu cầu của con: no hay đói, hứng thú muốn ăn ngay hay đang mệt muốn ăn sau… Ngay khi bắt tín hiệu đúng, cần “đáp ứng ngay” nhu cầu của con, đáp ứng càng sớm thì trẻ càng hài lòng và càng ngoan. Đồng thời, bài trí thực phẩm sinh động, tạo bầu không khí thoải mái khi ăn uống cùng cả nhà, cho trẻ tự quyết định lượng thức ăn có thể tiêu thụ. Nếu lần đầu 2 mẹ con chưa ăn ý, hãy “kiên trì và vui vẻ làm lại”. Theo những nghiên cứu cho thấy thông thường tỷ lệ giới thiệu thành công món mới hoặc thói quen ăn mới cho trẻ có thể đạt được sau khoảng 8-15 lần lặp lại.

Kén ăn, có phải lỗi do con? - 2

Sau mỗi lần vận động, trẻ cần bổ sung sữa nước, dinh dưỡng và năng lượng tức thì.

Đa dạng thực đơn, cân đối lượng thực phẩm: Nhóm trẻ 2-6 tuổi cần nhiều năng lượng cho các hoạt động thể chất và học hỏi phát triển trí não. Do đó, khẩu phần ăn nên đầy đủ và đa dạng các nhóm dinh dưỡng (protein, đường bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất). Tuy nhiên, cần hạn chế thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, bánh kẹo, nước ngọt, snack… dễ gây nghiện, làm trẻ no giữa các bữa ăn.

Thường xuyên giới thiệu món mới cũng là cách giúp trẻ bớt kén ăn. Thực đơn nên thay đổi hàng ngày, song cần đủ chất, đủ lượng. Giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý, có thể điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp với mong muốn của con hoặc cho uống bù sữa… để giúp trẻ vượt qua thời kỳ này nhanh hơn.

Bổ sung dưỡng chất hỗ trợ hệ tiêu hóa: Để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, cha mẹ nên chọn các loại đạm dễ tiêu. Những loại đạm dễ tiêu hóa nhất là đạm Optipro trong sữa, thịt gà, cá giàu omega-3, đậu đỗ… với thời gian lưu trữ trong dạ dày khoảng 2 tiếng. Thịt heo, bò, cừu… khó tiêu hơn do cấu trúc phân tử protein phức tạp, thường mất đến 5 tiếng nhào trộn trong dạ dày.

Trong khi đó, lợi khuẩn đóng vai trò giúp cân bằng và hỗ trợ sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ. Chúng giúp chống trả lại các hại khuẩn gây bệnh tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống như salmonellosis, listeriosis, shigellosi… Đồng thời, sản sinh các kháng thể tăng miễn dịch, sản xuất chất dinh dưỡng cho cơ thể và cải thiện chứng chán ăn ở trẻ.

Theo chuyên gia Anh Nguyễn, LAB4 hay Bifidus BL là những chủng lợi khuẩn tốt đã được chứng minh lâm sàng, được bổ sung nhiều trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức. Ngoài đạm dễ tiêu, 100g sữa dinh dưỡng công thức có thể cung cấp tới 100 triệu lợi khuẩn quan trọng cho đường ruột của trẻ 2-6 tuổi. 

Ca sỹ Phương Vy, người luôn ủng hộ quan điểm “Làm mẹ khoa học”, chia sẻ rằng kén ăn là “câu chuyện muôn thuở của các bậc cha mẹ và là “cuộc chiến” trường kỳ để vun đắp cho con thói quen ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất”. Sau quãng thời gian dài lo lắng vì tình trạng biếng ăn của bé Ailani, cô cùng chồng đã quan sát thật lý các thói quen khi ăn của bé, nhẹ nhàng chỉ dạy trong từng bữa ăn trang trí bắt mắt để con thấy ngon miệng và ăn thật ngon lành... “Sau những vất vả ban đầu thì giờ đây thấy con ăn ngon, con khoẻ là bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết”, Phương Vy chia sẻ.

Kén ăn, có phải lỗi do con? - 3

Nestlé NAN OPTIPRO 4 với công thức dinh dưỡng Thụy Sỹ chứa đạm OPTIPRO và lợi khuẩn Bifidus BL giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng cường hệ miễn dịch. Vị sữa thanh mát, ít ngọt tạo thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ. Ngoài ra, sản phẩm còn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khác (DHA, Canxi, Vitamin…) cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Sản phẩm NAN OPTIPRO 4 ngoài lon dạng bột, nay còn có hộp pha sẵn với vị sữa thanh mát, tiện lợi cho trẻ khi đến trường hay đi dã ngoại. Đây là sản phẩm công thức dinh dưỡng dành cho bé từ 2-6 tuổi, giúp cung cấp 40% nhu cầu đạm khuyến nghị mỗi ngày.