Kaposi sarcoma- ung thư mô mềm hiếm gặp

Hà An

(Dân trí) - Ung thư Kaposi là một loại ung thư hiếm gặp nằm trong nhóm sarcoma mô mềm. Nó xảy ra xảy ra trong các tế bào lót bạch huyết hoặc mạch máu.

Triệu chứng chính của ung thư Kaposi là sự phát triển của các đốm màu tím, đỏ hoặc nâu. Những tổn thương này có thể phát triển ở các khu vực sau:

- Da, thường xuyên nhất ở chân hoặc mặt

- Các cơ quan khác của cơ thể

- Màng nhầy trong miệng, mũi và cổ họng

- Hạch bạch huyết.

Kaposi sarcoma- ung thư mô mềm hiếm gặp - 1

Các lựa chọn điều trị bao gồm: xạ trị, liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao, phẫu thuật, phẫu thuật lạnh, hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch

Tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với ung thư Kaposi sarcoma là 73%.

Theo Medical News Today, những người có hệ thống miễn dịch yếu hơn có nguy cơ cao mắc ung thư Kaposi. Điều này bao gồm những người bị nhiễm HIV, những người đang dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng và những người lớn tuổi có khả năng miễn dịch suy giảm theo tuổi tác.

Ung thư Kaposi gây ra các khối u phát triển trên da, trong miệng hoặc các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như các hạch bạch huyết hoặc phổi. Khi bệnh ảnh hưởng đến da, các tổn thương thường xuất hiện ở chân hoặc mặt.

Việc kiểm tra mẫu trong phòng thí nghiệm có thể giúp bác sĩ xác nhận tổn thương nghi ngờ do ung thư Kaposi trên da.

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng một người có thể có khối u bên trong, chẳng hạn như ở những người nhiễm HIV giai đoạn 3, họ có thể sử dụng các xét nghiệm khác, bao gồm: chụp CT hoặc X-quang ngực và bụng, nội soi phế quản, nội soi tiêu hóa.

Không có phương pháp thông thường để xác định KS, và thường có nhiều hơn một tổn thương có thể xuất hiện cùng một lúc. Điều này có thể gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc phát hiện sớm một khối u độc lập.

Những người có nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, có thể kiểm tra ung thư Kaposi thường xuyên.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm