Hỏi đáp: Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

PV

(Dân trí) - Bệnh gan nhiễm mỡ có đang xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, vì biểu hiện không rõ ràng của bệnh mà nhiều người chủ quan, bỏ lỡ giai đoạn điều trị có tỷ lệ thành công cao. Vậy, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh?

1. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tỷ lệ mỡ trong gan cao hơn 5%. Mỡ chiếm chỗ của các tế bào gan, khiến kích thước gan to lên. Tỷ lệ mỡ thừa càng lớn thì tình trạng càng nghiêm trọng. Điều này khiến chức năng gan suy giảm, nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Hỏi đáp: Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? - 1

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng và có những biểu hiện khác nhau tùy cấp độ. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý.

Về câu hỏi gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không thì mức độ còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và biến chứng của nó. Bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả không tốt đến sức khỏe như sau:

Làm giảm chức năng hoạt động của gan

Lá gan là nơi lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do vậy, khi gan bị nhiễm mỡ có nghĩa là lá gan không còn khỏe mạnh, chức năng gan vì thế suy giảm, gây nên những triệu chứng cho cơ thể như:

- Đầy bụng, khó tiêu: gan nhiễm mỡ độ 2 là sẽ có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn và sợ ăn đồ dầu mỡ.

- Vàng da: chức năng gan suy giảm, thải độc kém, Bilirubin không được đào thải nên gây vàng da, vàng mắt.

- Mệt mỏi: gan bị suy giảm chức năng hoạt động nên kém đi, khiến cho việc chuyển hóa các chất trong cơ thể không được bình thường, khiến có thể mệt mỏi.

- Suy giảm miễn dịch: gan yếu dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy giảm miễn dịch, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và dễ mắc bệnh.

- Khó thở: gan nhiễm mỡ sẽ gây ra tình trạng ứ đọng dịch trong ổ bụng, làm tắc nghẽn mạch máu, khiến máu đến gan, phổi bị giảm sút, dẫn đến tình trạng khó thở.

Đây là những triệu chứng cảnh báo về tình trạng trầm trọng gia tăng của gan ở người gan nhiễm mỡ. Thế nên, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không là điều đặc biệt được người bệnh cũng như người thân của họ quan tâm. Càng để lâu, gan nhiễm mỡ càng nặng và dễ gây nên những biến chứng phức tạp.

Hỏi đáp: Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? - 2

Gan nhiễm mỡ kéo dài dễ dẫn đến xơ gan.

Dẫn đến xơ gan

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 30% số người bị gan nhiễm mỡ tiến triển thành bệnh xơ gan. Do tình trạng nhiễm mỡ tăng cao, tế bào gan bị tổn thương và không thể hồi phục, lâu dần thành xơ gan. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể làm giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan, gây nôn ra máu. Trường hợp này có nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Xơ gan kéo dài sẽ khiến gan tổn thương sâu, không thể hồi phục trạng thái ban đầu, phần gan bị xơ mất chức năng hoạt động. Quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, không phục hồi được tình trạng gan bị xơ, có thể dẫn đến hôn mê gan bất cứ lúc nào.

Ung thư gan - biến chứng nguy hiểm nhất

Theo thống kê, có đến 5% số người bị gan nhiễm mỡ tiến triển thành ung thư gan. Lúc này lá gan không những bị xơ mà còn suy giảm chức năng nghiêm trọng. Triệu chứng của ung thư gan là đau vùng gan, trướng bụng, gầy sút nhanh chóng, vàng da, tràn dịch màng phổi,... Những bệnh nhân bị ung thư gan trên bệnh nền là gan nhiễm mỡ, xơ gan thường rất khó chữa. Quá trình điều trị chỉ mang tính chất giảm đau đớn cho bệnh nhân và kéo dài sự sống.

Ung thư gan là đỉnh điểm của biến chứng gan nhiễm mỡ. Vậy nên, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không đến đây chúng ta ai cũng đã có câu trả lời. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ còn có thể gây nên những biến chứng khác ngay từ những giai đoạn đầu như: tiểu đường, rối loạn chức năng gan, tăng men gan, mỡ máu, bệnh động mạch vành,...

Hỏi đáp: Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? - 3

Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân số 1 gây ung thư gan.

2. Những đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ

Người thừa cân, béo phì: người thừa cân có lượng mỡ thừa trong cơ thể quá cao, gây áp lực cho việc đào thải ở gan, mỡ máu cao, khiến gan nhiễm mỡ là dễ xảy ra.

Dinh dưỡng thiếu thốn, nghèo nàn: chế độ dinh dưỡng quá nghèo nàn khiến cơ thể thiếu hụt protein. Điều này làm cản trở quá trình vận chuyển triglyceride của gan, làm tích tụ ở gan khiến gan nhiễm mỡ.

Uống nhiều rượu bia: rượu bia khi chuyển hóa trong gan khiến gan bị nhiễm độc, đào thải kém, tích tụ lâu dài khiến gan nhiễm mỡ.

Người bệnh tiểu đường: 50% bệnh nhân tiểu đường túyp 2 là những đối tượng dễ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do glucose và acid không được chuyển hóa nên tích tụ thành mỡ thừa trong gan.

Hỏi đáp: Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? - 4

Lạm dụng rượu bia gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

3. Cách phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không thì cần phải xem xét đến căn nguyên hình thành bệnh. Ở giai đoạn đầu bệnh không gây nên những triệu chứng gì dễ nhận biết. Chỉ khi xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang mới phát hiện ra những bất thường của gan. Gan nhiễm mỡ không điều trị kịp thời gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, mỗi người cần phải phòng tránh bệnh ngay từ sớm bằng việc tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thực đơn lành mạnh, duy trì cân nặng ổn định với chỉ số BMI ở mức độ bình thường.

- Tránh xa bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn, nước ngọt.

- Hạn chế tối đa các loại thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, chất béo không no.

- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm nhiều chất xơ từ rau xanh và chất béo bão hòa từ thực vật.

- Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì cân nặng chuẩn, đốt cháy mỡ thừa, cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng tránh bệnh tật.

- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe, đồng thời phát hiện bệnh ngay từ sớm để điều trị hiệu quả.

Hỏi đáp: Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? - 5

Chọn các bài tập luyện phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe.

Có thể thấy, bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn nào, đáp ứng điều trị ra sao. Do vậy, người bình thường cũng nên duy trì khám bệnh định kỳ 6 tháng 1 lần. Mục đích nhằm theo dõi sức khỏe và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tăng tỷ lệ chữa khỏi.