1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Học cách bảo vệ thính giác

(Dân trí) - Ai đã từng bị bệnh ở tai hẳn chưa quên nỗi khổ do chẳng nghe thấy gì hay lúc nào cũng ù ù, ầm ầm trong tai. Để giảm thiểu các bệnh ở tai, đừng quên những cách sau:

  

Học cách bảo vệ thính giác - 1


1. Từ bỏ thói quen ngoáy tai

 

Việc ngoáy tai dễ gây tổn thương cho lỗ tai và màng nhĩ, thậm chí có thể khiến thính giác bị giảm sút.

 

2. Không để nước vào tai khi tắm gội

 

Bởi khi da và màng nhĩ bị ngâm trong nước, cộng thêm kích thích từ ráy tai, dễ gây ra bệnh viêm tai ngoài. Nếu màng nhĩ vốn có lỗ thủng, khi nước vào tai sẽ gây ra bệnh viêm tai giữa.

 

3. Kiểm tra sức khoẻ tai trước khi bơi

 

Những người mắc bệnh viêm tai ngoài, viêm tai giữa, có lỗ thủng màng nhĩ… cần phải trị liệu khỏi mới được đi bơi.

 

4. Vành tai bị thương, lở loét cần giữ không để nhiễm trùng

 

Đặc biệt loại khuẩn paeruginosa có thể gây ra các bệnh như viêm xương vành tai, hoại tử xương vành tai, thậm chị khiến vành tai bị dị dạng.

 

5. Tránh xa những nơi có tiếng ồn lớn

 

Bởi các âm thanh có âm lượng lớn có thể gây điếc.

 

6. Tránh xa rượu, thuốc lá và các loại thuốc có hại cho tai

 

Rượu, thuốc lá, cùng các loại thuốc có hại cho tai như Streptomycin, Gentamycin…đều có hại cho  thần kinh thính giác.

 

7. Xỉ mũi đúng cách

 

Nên xỉ từng lỗ mũi, tuyệt đối không xỉ cả 2 lỗ mũi cùng lúc, bởi phần sau của lỗ mũi thông với khoang tai giữa, việc xỉ mũi không đúng cách có thể khiến các chất bài tiết ở lỗ mũi xâm nhập vào khoang tai giữa gây viêm nhiễm.

 

8. Lưu ý khi đi máy bay

 

Những người có bệnh lây truyền đường hô hấp, người bị cảm lạnh… không thích hợp cho việc đi lại bằng máy bay. Bởi như vậy dễ gây ra bệnh viêm tai giữa do bay trên không, gây đau tai, khiến màng nhĩ chảy máu, tích dịch trong tai, làm thính lực giảm sút.

 

9. Phòng ngừa các bệnh khác

 

Các bệnh như tiểu đường, suy giảm chức năng tuyến giáp, bệnh thận, xơ cứng động mạch… cũng có thể gây ra điếc tai, nên đặc biệt chú ý bảo vệ thính giác cho những người mắc các chững bệnh trên.

 

10. Kiểm tra tai định kỳ

 

Do tốc độ phát triển, đặc tính di truyền và các tác nhân bên ngoài trong qúa trình sinh sống khiến thính giác bị ảnh hưởng, bởi vậy nên kiểm tra tai định kỳ.

 

Đặc biệt trẻ sơ sinh nên được kiểm tra tai định kỳ để phát hiện và trị liệu sớm nếu có vấn đề về thính giác.

 

Phạm Thúy

Theo Sina