Hiểu để dùng đúng cách Tân dược giảm đau, chống viêm trị bệnh khớp

(Dân trí) - Nếu được hỏi bạn đang sử dụng loại thuốc gì để chữa bệnh xương khớp, thì chắc hẳn phải có tới 8/10 bệnh nhân sẽ trả lời rằng tôi thường dùng Tân dược. Cắt nhanh cơn đau, giảm viêm hiệu quả, giá thành điều trị thấp là điểm mạnh nổi trổi của nhóm thuốc này.

Nhưng hậu quả để lại của mỗi viên Tân dược đưa vào cơ thể không hề nhỏ. Các dòng thuốc giảm đau, chống viêm tân dược gây ra một loạt các tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, teo cơ… nếu người bệnh sử dụng chúng không đúng cách.

Nguyên tắc điều trị bệnh xương khớp theo Y học hiện đại

Các bệnh lý về cơ xương khớp hiện nay phần lớn là bệnh mạn tính, diễn biến kéo dài, do đó việc điều trị cần tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:

– Điều trị lâu dài, có chương trình kế hoạch từng đợt, từng giai đoạn.

– Theo dõi bệnh thường xuyên, chặt chẽ

– Phối hợp nhiều phương pháp bao gồm: điều trị nội khoa; vật lý trị liệu và phục hồi chức năng; phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp nhân tạo...

Hiểu để dùng đúng cách Tân dược giảm đau, chống viêm trị bệnh khớp - 1
Người bệnh cần điều trị bệnh xương khớp có kế hoạch, theo từng lộ trình thích hợp

Phân loại các thuốc điều trị bệnh xương khớp

Các thuốc điều trị bệnh xương khớp được phân thành 3 nhóm chính:

* Nhóm thuốc điều trị triệu chứng

* Nhóm thuốc điều trị cơ bản

Nhóm thuốc này sẽ điều trị bệnh theo cơ chế bệnh sinh.

– DMARD’s: thuốc làm thay đổi bệnh

– SAARD’s: thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm.

Đây là các nhóm cơ bản được chỉ đinh với bệnh tự miễn, bệnh hệ thống, tiêu biểu như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể…

* Thuốc điều trị các bệnh khớp khác

– Thuốc điều trị bệnh gút, thoái hóa khớp, loãng xương

Trong các nhóm trên, nhóm thuốc điều trị triệu chứng được sử dụng phổ biến nhất, bởi tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy chuyển biến rõ rệt trong thời gian ngắn. Chúng được kê đơn trong hầu hết các bệnh lý xương khớp, đặc biệt không thể thiếu trong giai đoạn bệnh cấp, khi bệnh nhân đau nhiều, tình trạng sưng viêm nặng. Các loại tân dược giảm đau chống viêm cũng rất đa dạng hoạt chất, nhà sản xuất, dễ dàng tìm mua tại bất cứ nhà thuốc nào. Chính vì vậy nhóm thuốc này đang bị lạm dụng nghiêm trọng. Trước khi sử dụng chúng, người tiêu dùng nên có nhìn tổng quan, đúng đắn nhất về nhóm thuốc này.

Các dòng tân dược giảm đau chống viêm thường được sử dụng như thế nào?

*Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sẽ được kê dựa trên 3 bậc thang giảm đau của tổ chức Y tế thế giới WHO:

Hiểu để dùng đúng cách Tân dược giảm đau, chống viêm trị bệnh khớp - 2

Các mức độ đau được đánh giá theo thang điểm từ 0 – 10 theo thang đánh giá VAS như sau:

dantri sửa.docx.png

Ngoài khả năng giảm đau, chúng cũng gây ra một số tác dụng phụ trên người sử dụng. Các thuốc giảm đau Opioid có tính chất hướng tâm thần, có thể gây lệ thuộc thuốc và gặp hội chứng cai thuốc nếu người bệnh đột ngột dừng nhóm thuốc này.

* Thuốc chống viêm:

a) Thuốc chống viêm không chứa steroid NSAIDs: non-steroidal anti-inflammatory drug

– Tác dụng:

Chống viêm: cơ chế ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin – chất trung gian gây viêm

Giảm đau do làm giảm tính cảm thụ của các dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau.

Hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu.

Dưới đây là bảng một số hoạt chất và tên biệt dược thường gặp của nhóm này:

hoat chat.jpg

Nhóm NSAIDs gây nhiều tác dụng phụ trên cơ quan tiêu hóa, cơ quan tạo máu…, tiêu biểu là gây loét dạ dày – tá tràng, giảm bạch cầu, rối loại đông máu… Một số hoạt chất tuy hạn chế được các tác dụng phụ loét dạ dày nhưng lại tăng nguy cơ trên tim mạch ( tăng huyết áp, phù phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ), gây nguy hiểm tới sức khỏe tim mạch đặc biệt trên đối tượng người cao tuổi.

b) Thuốc chống viêm Steroid (hay còn gọi là Corticoid)

* Các thuốc Corticoid được dùng khá phổ biến ngày nay trong các chỉ định: chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch.

* Một số hoạt chất phổ biến của nhóm này là: Cortison, Hydrocortison, Prednisolon, Methylprednisolon, Betamethason, Dexamethason….

* Các corticoid có tác dụng nhanh và mạnh, nhưng cũng chính vì thế chúng kéo theo rất một loạt tác dụng phụ nghiêm trọng trên hầu hết các cơ quan nếu dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài như:

– Tiêu hóa: đau thượng vị, loét – chảy máu – thủng dạ dày tá tràng, viêm tụy

– Mắt: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp

– Tim mạch: tăng huyết áp, suy tim mất bù

– Cơ quan vận động: loãng xương, hoại tử đầu xương, bệnh lý về cơ ( yếu cơ, nhược cơ)

– Tai biến do dùng thuốc: cơn suy thượng thận cấp, đợt cấp của bệnh khớp do ngừng thuốc đột ngột

– Chuyển hóa: tăng đường huyết, phù do giữ nước, mất kali

– Da: trứng cá, teo da, ban và tụ máu, chậm liền sẹo, vết rạn da

– Nội tiết: hội chứng Cushing ( béo mặt và thân), chậm phát triển ở trẻ em

– Thần kinh, tâm thần: kích thích hoặc trầm cảm

– Nhiễm trùng và giảm miễn dịch: tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng.

* Chính vì vậy, sử dụng các corticoid cần tuân theo các nguyên tắc sau:

– Dùng thuốc khi có chuẩn đoán chính xác

– Dùng trong thời gian cần thiết

– Giảm liều ngay khi có thể

– Theo dõi thường xuyên

– Phòng ngừa biến chứng

Bởi những lý do trên, bệnh nhân cơ xương khớp không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ, tránh hiện tượng quá liều, gây ra những biến chứng nặng nề.

Thực trạng hiện nay, một bộ phận lớn người bệnh có tâm lý chủ quan, ngại phải điều trị lâu dài, mất thời gian thăm khám nên thường tự ý mua lại đơn thuốc cũ về sử dụng hoặc yêu cầu nhà thuốc tư vấn cắt liều sao cho giảm đau nhanh chóng. Chính thói quen này càng làm cho cuộc sống của họ ngày càng lệ thuộc hơn vào các dòng tân dược.

Xu hướng mới hỗ trợ trong điều trị bệnh xương khớp

Để giảm thiểu tần suất sử dụng các dòng tân dược giảm đau chống viêm, nhiều người bệnh đã chủ động sử dụng các biện pháp bổ xương khớp, mạnh gân lợi cốt, giảm đau nhức từ các vị thuốc dân gian. Theo lý luận của Y học Cổ Truyền, “thận” chủ xương, “can” chủ cân (gân). Vì vậy, việc tìm được một bài thuốc có tác dụng “khỏe cốt, cường gân”, làm giảm và ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, vừa có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, kháng viêm, giúp thúc đẩy việc nuôi dưỡng các mô sụn khớp, và tái tạo phần xương khớp bị tổn thương là vô cùng cần thiết. Sự kết hợp giữa cao Rắn Hổ Mang và những vị thảo dược quý đạt chuẩn như Thiên niên kiện, Hy thiêm, Dây đau xương, Ngưu tất, Đương quy, Quế sẽ giúp bổ sụn khớp, mạnh gân cơ, giúp lưu thông tuần hoàn, khí huyết, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

Các bệnh lý xương khớp, đặc biệt thoái hóa khớp là quy luật tất yếu của tuổi già. Bệnh thường mạn tính và có xu hướng diễn biến kéo dài, phức tạp nếu người bệnh chủ quan bỏ qua hoặc điều trị sai phương pháp. Vì vậy, biện pháp tối ưu để người trung niên và người cao tuổi có hệ vận động linh hoạt là kết hợp sử dụng các vị dược liệu dân gian để bổ khớp, mạnh gân cùng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.

nam xa.jpg

PV