Hành trình 10 năm định danh dược liệu vàng cho bệnh tiểu đường của nhà khoa học núi rừng

(Dân trí) - Tuổi thơ của PGS. TS Trần Văn Ơn, người con dân tộc Sán Chay, lớn lên cùng cỏ cây và các bài thuốc thảo dược dân gian của dân tộc mình. Niềm say mê cỏ cây, dược liệu đã ngấm vào dòng máu của ông lúc nào không hay.

Để rồi hơn 30 năm nghiên cứu khoa học, tìm tòi khám phá các dược liệu của núi rừng đã trở thành cuộc sống của ông. Và trong hành trình đó, ông đã tìm ra dây thìa canh lá to, dược liệu vàng cho người tiểu đường chưa từng được thế giới biết đến.

Sinh ra và lớn lên tại vùng núi cao Thái Nguyên, nơi mưa thuận gió hoà, chất đất được trời phú cho tươi tốt đặc biệt phù hợp các loại cây cỏ làm thuốc, PGS.TS Trần Văn Ơn và người dân bản làng đều xa lạ với thuốc tây, họ thường sử dụng các loại thảo dược, cỏ cây kiếm được trên rừng để bảo vệ sức khỏe. Chính vì thế, từ nhỏ ông đã đam mê và hiểu được giá trị của nguồn tài nguyên dược liệu của núi rừng.

Mang trên mình sứ mệnh “Đánh thức những thảo dược vàng của núi rừng trong truyền thuyết

Để những tinh hoa trân quý ngàn năm mãi được lưu truyền”, hơn 30 năm qua, ròng rã từ đồng bằng châu thổ Sông Hồng đến cao Nguyên đá Hà Giang, bước chân ông vẫn không ngưng nghỉ tìm kiếm các cây thuốc quý, bài thuốc hay với khát vọng bảo tồn và phát triển các loại dược liệu của Dân tộc, biến Việt Nam trở thành vườn thảo dược của thế giới.

Một trong những thành tựu và phát hiện đột phá nhất trong sự nghiệp của PGS Ơn chính là khám phá ra loài “Dây thìa canh lá to” kỳ diệu, loại dược liệu không chỉ mới với Việt Nam mà còn chưa từng được biết đến trên thế giới.

Câu chuyện 200 ngày đêm “băng đèo vượt suối” 

PGS Trần Văn Ơn - Trưởng bộ môn Thực vật học (Trường ĐH Dược Hà Nội) kể, hành trình đầy gian nan và kỳ lạ ấy phải bắt nguồn từ khi thầy thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ: “Sàng lọc các bài thuốc dược liệu có tác dụng hạ đường huyết” vào năm 2007.

Ông đã tìm đọc rất nhiều tài liệu và tình cờ phát hiện bài viết nói về loài cây Gymnema có tác dụng hạ đường huyết của Ấn Độ (tiếng Ấn Độ gọi là cây Gumar). Loài cây thuộc họ Thiên lý này được sử dụng tại Ấn Độ từ 2000 năm trước để trị bệnh "nước tiểu ngọt như mật". Tài liệu còn chỉ ra rằng, loài cây này cũng phân bố ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, trong đó có Việt Nam.

Chỉ bằng hình vẽ và miêu tả trong tài liệu, PGS Trần Văn Ơn quyết tâm đi tìm loài cây “bí hiểm” này. Tuy nhiên, quá trình tìm được loài cây này vất vả hơn ông tưởng tượng rất nhiều. Ông đã phải vào Nam ra Bắc, lặn lội trong rừng, “xới tung” nhiều vùng đất và nhiều lần thất vọng đi về tay không. Nhưng trời đất run rủi, trong rất nhiều loại dây leo được thu thập về, ông đã xét nghiệm và tìm được loại cây có tác dụng hạ đường huyết, được gọi đơn giản là Dây thìa canh (tên khoa học là Gymnema sylvestre).

Dây thìa canh lá to – tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Việc phát hiện ra dây thìa canh đã mang lại niềm vui tuổi già cho hàng chục ngàn bệnh nhân tiểu đường trên cả nước. Tuy khép lại đề tài cấp bộ, nhưng bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, quyết tâm tìm kiếm những sản phẩm tốt hơn nữa cho cộng đồng, không tự hài lòng với thành quả của mình, cùng sự nhạy cảm của một chuyên gia thực vật học hàng đầu Việt Nam, ông đã tiếp tục tìm kiếm và khám phá ra Dây thìa canh lá to (Tên khoa học là Gymnema latifolium), có kích thước lá lớn gấp 5 có tác dụng và hoạt tính vượt trội so với dây thìa canh lá nhỏ đã tìm ra trước đây.

Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ cây dây thìa canh lá to” do PGS.TS Trần Văn Ơn cùng cộng sự tại bộ môn Thực vật, trường Đai học Dược Hà Nội thực hiện được coi là đề tài định danh Dây thìa canh lá to vì hiện nay trên thế giới, ngoài những nghiên cứu phân loại, chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của dược liệu này.

Hành trình 10 năm định danh dược liệu vàng cho bệnh tiểu đường của nhà khoa học núi rừng - 1
Niềm vui của PGS.TS Trần Văn Ơn khi tìm thấy Dây thìa canh lá to

Theo PGS.TS Trần Văn Ơn “Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức giảm đường huyết của cây Dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium) là 36,31 ± 3,5%, còn Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) là 23,41 ± 4,09%. Như vậy, mức độ giảm đường huyết của dây thìa canh lá to cao vượt trội so với dây thìa canh thường

Khả năng hạ đường huyết vượt trội của dây thìa canh lá to là do có tác dụng “4 trong 1”, giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng khi tác động vào các quá trình: Tăng sinh tế bào Beta đảo tụy. Từ đó tăng tiết và tăng cường hoạt lực của insulin. Trên thực tế, dùng được cho cả đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Giảm hấp thu glucose ở ruột vào máu. Tăng men sử dụng đường ở mô, cơ. Tăng đào thải cholesterol và lipid, giảm mỡ máu

Đồng thời an toàn, không có độc tính cấp và bán trường diễn ngay cả khi dùng dây thìa canh lá to liên tục trong thời gian dài”

Dây thìa canh lá to hiện đã được nhân giống và sản xuất trên diện rộng tại vùng trồng trên Thái Nguyên theo tiêu chuẩn GACP-WHO, theo hướng Organic với tiêu chuẩn 4 không “ Không phân bón hóa học, Không thuốc diệt cỏ, Không thuốc trừ sâu hóa học, Không biến đổi gen” để đảm bảo nguồn dược liệu sạch, an toàn.

Hiện nay, đề tài cấp bộ về dây thìa canh lá to đã được PGS.TS Trần Văn Ơn chuyển giao độc quyền cho công ty Dược khoa sản xuất thành viên tiểu đường DK-BETICS

Sản phẩm DK-BETICS phù hợp với đối tượng người bị tiền tiểu đường, người bị bệnh tiểu đường typ 1 và typ 2, an toàn, không tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Để được dược sĩ tư vấn về bệnh đái tháo đường, độc giả vui lòng liên hệ hotline 093.666.8010/093.666.8020 hoặc truy cập website: https://dkbetics.com

Hành trình 10 năm định danh dược liệu vàng cho bệnh tiểu đường của nhà khoa học núi rừng - 2

DK-Betics sản phẩm đang được nhiều bệnh nhân tiểu đường tin dùng do hiệu quả, an toàn