1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Giúp trẻ chữa thói tè dầm

Tè dầm là một hiện tượng rất tự nhiên mà gia đình có trẻ con nào cũng phải đối mặt hàng đêm. Đây là trường hợp thường gặp ở những trẻ dưới 6 tuổi và có thể kéo dài đến những năm trước khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.

 Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân vì sao tè dầm và tại sao nó tự hết. Nhưng họ xem nó như là một phần phát triển tự nhiên, khi trẻ lớn, thói quen này cũng tự dưng biến mất. Tè dầm không phải là dấu hiệu của bệnh lý hay tinh thần.

 

Tuy nhiên, bố mẹ thường gặp rắc rối và khó chịu với thói quen này của trẻ. Trẻ thường cảm thấy bối rối, có tội khi tè ngay trên giường, và chúng cũng cảm thấy lo lắng ngủ qua đêm ở nhà bạn hay một nơi lạ nào đó.

 

Thông thường các ông bố bà mẹ cảm thấy bất lực để giúp trẻ. Tè dầm không dễ dàng chữa khỏi nhưng những ủng hộ về tinh thần và làm vững lòng mà bạn dành cho trẻ có thể giúp chúng cảm thấy tốt hơn cho đến khi chúng bỏ được thói quen đó.

 

Hãy đối mặt với nó

 

Chứng tè dầm bắt đầu khi trẻ bước vào tuổi chập chững tập đi. Khoảng 15% trẻ lên 6 thường tè trên giường và với trẻ 10 tuổi là 5%. Hầu hết trẻ em đều mắc tật xấu này hoặc có mối liên quan đến nó.

 

Tè dầm sẽ tự nó "ra đi" nhưng trước đó trẻ cảm thấy rất khó chịu và bối rối với tật xấu này. Vì vậy vai trò của bố mẹ là biết cách động viên trẻ và có sự củng cố tích cực trong suốt quá trình này.

 

Bố mẹ nên xem đó như là một phần phát triển tự nhiên của trẻ và nó sẽ không kéo dài mãi mãi. Đồng thời cũng nên dành thời gian kể chuyện, thủ thỉ với trẻ về cuộc "chiến đấu" của những thành viên trong gia đình với thói tè dầm hồi nhỏ để trẻ thêm phần tự tin.

 

Cách tốt nhất bạn nên nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi lên giường và một số bố mẹ còn cố gắng thức giấc nửa đêm để đưa trẻ đi vệ sinh.

 

Khi trẻ thức giấc với chiếc quần ướt sũng, bố mẹ hãy giúp trẻ thay quần, và giải thích với trẻ điều đó sẽ không bị phạt nhưng lần sau nếu có dấu hiệu gì khi muốn đi vệ sinh có thể gọi bố mẹ giúp đỡ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy đỡ nặng nề hơn và trẻ thấy mình đang được giúp đỡ. 

 

Theo Tuổi Trẻ/ KidsHealth

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm