1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Giật mình hình ảnh ký sinh trùng “đục gan”, bó giun gây tắc ruột

(Dân trí) - Hình ảnh những con sán dây như những dải lụa dài, bó giun “khủng” nằm trọn trong ruột người bệnh, gan lỗ chỗ… khiến người xem hãi hùng nhưng cũng giúp họ “thức tỉnh”, loại bỏ những hành vi nguy cơ gây nhiễm giun sán, ký sinh trùng.

Bảo tàng đặc biệt, bảo tàng Ký sinh trùng tại Viện sốt rét- ký sinh trùng- côn trùng Trung ương lưu trữ những bệnh phẩm đặc biệt được lấy từ người, từ mẫu bệnh phẩm của động vật cho thấy sự “tàn phá” nguy hiểm của các loài ký sinh trùng khi xâm nhập cơ thể con người.

Giật mình hình ảnh ký sinh trùng “đục gan”, bó giun gây tắc ruột - 1

Những con sán dây như những dải lụa dài kí sinh trong cơ thể người bệnh được lấy ra.
Những con sán dây như những dải lụa dài kí sinh trong cơ thể người bệnh được lấy ra.
Cả một bó giun đũa gây nên tình trạng tắc ruột của người bệnh.
Cả một bó giun đũa gây nên tình trạng tắc ruột của người bệnh.

Giật mình hình ảnh ký sinh trùng “đục gan”, bó giun gây tắc ruột - 4
Còn đây là những con ốc có khả năng truyền bệnh sán lá ruột.
Còn đây là những con ốc có khả năng truyền bệnh sán lá ruột.
Ốc truyền bệnh sán lá gan.
Ốc truyền bệnh sán lá gan.
Đây là hình ảnh gan chó bị đục lỗ chỗ vì sán
Đây là hình ảnh gan chó bị đục lỗ chỗ vì sán
Cá nước ngọt khi ăn sống là một trong những căn nguyên gây nên tình trạng bệnh sán lá gan ở người.
Cá nước ngọt khi ăn sống là một trong những căn nguyên gây nên tình trạng bệnh sán lá gan ở người.
Ăn cua không nấu chín, cua đá... là căn nguyên truyền bệnh sán lá phổi.
Ăn cua không nấu chín, cua đá... là căn nguyên truyền bệnh sán lá phổi.
Những mẫu bệnh phẩm đặc biệt này được trưng bày tại Bảo tàng Ký sinh trùng - Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương.
Những mẫu bệnh phẩm đặc biệt này được trưng bày tại Bảo tàng Ký sinh trùng - Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương.

PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng cho biết các nghiên cứu cho thấy do tập quán ăn uống, sinh hoạt của người dân không hợp vệ sinh nên tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng rất cao.

Như với bệnh sán lá gan nhỏ, khi nhiễm sán lá gan sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan, gây xơ gan, có thể dẫn đến hiện tượng xơ hoá gan, cổ chướng, thoái hoá mỡ ở gan.

Trong khi đó, căn bệnh sán lá gan nhỏ được phát hiện tại 32 tỉnh thành trong cả nước với tỉ lệ từ 18%- 35% dân số ở các tỉnh Nam Định, Hoà Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Ninh Bình... do tập quán ăn gỏi cá của người dân.

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo thực hiện vệ sinh môi trường, đảm bảo ăn chín, uống sôi để phòng ngừa các bệnh do giun sán, ký sinh trùng gây ra.

Bài và ảnh: Hồng Hải