Giãn tĩnh mạch - nguy cơ của những đôi chân đẹp

Phụ nữ nước ta ít mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Nhưng những thay đổi của nếp sống công nghiệp hiện đại, việc lười vận động, thói quen ăn uống không cân đối... đang là nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này gia tăng.

Nhưng họ ít chú ý đến thẩm mỹ nên nhiều khi đến với bác sĩ cũng là lúc bệnh nặng rồi, thường phải điều trị bằng phẫu thuật. Một đôi chân phù nề, đau nhức là tương lai của ai để cho mình trở thành nạn nhân của giãn tĩnh mạch. Có một thủ thuật nhỏ có thể làm thay đổi cuộc sống của người bệnh. Thông tin này của nhóm bác sĩ chuyên khoa Mach - Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.

Đến độ tuổi nào phụ nữ bắt đầu phải đối mặt với bệnh giãn tĩnh mạch? Những nhân tố nào khiến bệnh xuất hiện và trầm trọng hơn?

Sau giai đoạn dậy thì, giới nữ đều có nguy cơ suy tĩnh mạch kèm giãn tĩnh mạch ở đôi chân. Yếu tố mang tính nguy cơ thông thường nhất là bẩm sinh. Ngoài ra, việc đứng nhiều, tiếp xúc với khí nóng, ít vận động, béo phì, bệnh nhân bị bất động lâu... sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bệnh biểu hiện chủ yếu vào mùa hè và mùa đông do thời tiết nắng nóng hay việc dùng lò sưởi.

Những dấu hiệu chỉ điểm hiện tượng này có dễ nhận biết không?

Trong thời gian đầu, những lúc phải đứng lâu bệnh nhân sẽ thấy chân nằng nặng, có cảm giác kiến bò. Đó là hậu quả của việc ứ máu trong tĩnh mạch. Còn khi tĩnh mạch đã bị giãn rồi thì ta có thể nhìn thấy chúng nổi hằn lên dưới da, sờ vào mềm, còn nhìn thấy có màu xanh tím, xẹp xuống khi người bệnh nằm và phồng to khi họ đứng lên.

Bệnh này ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như thẩm mỹ của đôi chân phụ nữ như thế nào?

Tĩnh mạch tham gia vào vòng tuần hoàn đưa máu trở về. Máu từ tĩnh mạch sau khi đã lọc các chất độc hại chảy về phổi để làm giàu ôxy và sau đó tiếp tục tham gia vào vòng tuần hoàn động mạch. Quá trình này phụ thuộc vào hệ thống van chống trào ngược. Trong trường hợp suy tĩnh mạch, các van này không kiểm soát tốt, máu sẽ chảy ra ngoại vi thay vì chảy về phổi.

Bệnh này chỉ liên quan đến mạng tĩnh mạch bề mặt da. Nó làm ứ máu thiếu ôxy ở các chi dưới dẫn đến giãn tĩnh mạch. Nặng hơn thì dẫn đến tắc tĩnh mạch bề mặt, chân phù nề, viêm co kéo dưới da, loét chân thường xuyên tái phát... Có khi tĩnh mạch bị vỡ máu chảy dồn về phần trong cẳng chân hoặc chảy ngoài da.

Có loại thuốc nào có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này không?

Khi đi khám bác sĩ, bạn sẽ được kê đơn dùng đều đặn hoặc theo đợt điều trị các loại thuốc chống tắc tĩnh mạch. Phần lớn các thuốc này có nguồn gốc tự nhiên nên hầu như không có tác dụng phụ như thuốc Ginko Biloba chẳng hạn.

Quá trình điều trị như thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ mình giãn tĩnh mạch thì nên đi khám bác sĩ chuyên về mạch hoặc bác sĩ tim. Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và siêu âm Doppier để xác định mức độ bệnh để quyết định điều trị bằng phẫu thuật, xơ hoá tĩnh mạch hay đơn giản chỉ cần đi tất bó sát.

Nó có những khác biệt thế nào so với những đôi tất khác? Và có nên dùng nó thường xuyên ngay cả khi chưa mắc bệnh không?

Độ co giãn của loại tất này rất cao, chỉ sử dụng khi bạn mắc bệnh để ép thành mạch chặt lại và chỉ mang trong một thời gian nhất định. Và đương nhiên bạn không nên sử dụng nó thường xuyên. Bình thường bạn phải giữ đôi chân mình luôn thoải mái, thậm chí ngay cả phần cạp tất cũng không được quá chặt, bó nghẹt chân để cho máu lưu thông tốt trong tĩnh mạch.

Thủ thuật xơ hoá tĩnh mạch có phức tạp không?

Phương pháp làm xơ cứng tĩnh mạch là biện pháp thông dụng nhất để điều trị giãn tĩnh mạch nhỏ và trung bình. Kỹ thuật làm là tiêm thuốc nhiều lần làm xơ cứng tĩnh mạch. Một lần điều trị kiểu này thường kéo dài khoảng 10-20 phút, sau đó băng lại chỗ tiêm và giữ băng đó trong 24 giờ.

Với phẫu thuật thì sao?

Có 2 cách: 1.Lột tĩnh mạchong koảng 5-10 phút áp dụng cho các trường hợpt ổn thương tĩnh mạch nông. 2.Phẫu thuật Chivas kéo dài khoảng 10-20 phút dngf cho trường hợp giãn từng đoạn ngắn. Sau phẫu thuật, người bệnh cần băng ép toàn bộ chi và phải nằm bất động trên giường 3 ngày.

Chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh giãn tĩnh mạch cần chú ý gì?

Quan trọng nhất là tránh ăn các đồ ăn làm tăng cân. Nên dùng các thực phẩm giàu vitamine E và PP như rau và hoa quả.

Còn tự bảo vệ mình thì sao?

Chúng tôi khuyên bạn nên tạo cho mình một nếp sinh hoạt khoa học:

- Thường xuyên nâng cao chân khi có thể, nhất là vào ban đêm.

- Không nên ở ngoài trời nắng nóng gay gắt.

- Đi bộ đều đặn và hàng ngày chỉ nên đi giày đế bằng khoảng 1,5cm, không  đi tất quá chật để máu tĩnh mạch về tim dễ dàng.

- Ăn uống chế độ nhiều rau xanh và hoa quả tươi để tránh táo bón.

Theo Mỹ Phẩm