Giảm đề kháng Insulin – chìa khoá giảm biến chứng tiểu đường

Đề kháng Insulin gây rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng dự trữ muối dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, huyết khối và nhiều biến cố tim mạch.

Thực tế cho thấy 100% bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 đều có tình trạng đề kháng Insulin - đây là một nguyên nhân quan trọng khiến cơ thể không tự kiểm soát được đường huyết và gây ra nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm trong bệnh tiểu đường.

Thực chất, Insulin là một chất được tiết ra ở tế bào β đảo tụy có vai trò như một chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đưa Glucose từ máu vào tế bào – từ đó giúp hạ đường huyết và cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Khi cơ thể gặp phải tình trạng đề kháng Insulin, nghĩa là chiếc chìa khóa vẫn được tra vào ổ, nhưng cánh cửa không mở ra - Glucose trong máu không vào được tế bào và đường huyết không được kiểm soát.

Hoạt động của Insulin ở người bình thường và người có đề
kháng Insulin
Hoạt động của Insulin ở người bình thường và người có đề kháng Insulin

Rối loạn dung nạp Glucose thường là hậu quả của đề kháng Insulin ở giai đoạn đầu. Nếu có những điều chỉnh phù hợp, người bệnh rối loạn dung nạp Glucose có thể phục hổi; nếu không - sẽ chuyển sang giai đoạn ĐTĐ typ 2. Vì lý do đó mà hầu hết người bệnh ĐTĐ typ 2 thường đã có tình trạng kháng Insulin nhiều năm trước khi phát hiện bệnh. Không chỉ dừng lại ở việc gây bệnh tiểu đường, đề kháng Insulin còn có thể gây rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng dự trữ muối dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, huyết khối, từ đó gây ra nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Do đó, với người bệnh Đái tháo đường và tiền đái tháo đường thì việc tìm lời giải cho bài toán giảm đề kháng Insulin vẫn luôn là một vấn đề then chốt để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

Giải pháp cho tình trạng đề kháng Insulin?

Phát hiện sớm đề kháng Insulin – phòng bệnh hơn chữa bệnh:

Phát hiện sớm đề kháng Insulin cũng là phát hiện sớm tiểu đường typ 2. Dưới đây là 9 dấu hiệu gợi ý tình trạng đề kháng Insulin: 1. Mệt mỏi thường xuyên. 2. Thiếu minh mẫn, không tập trung. 3. Glucose máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán mắc tiểu đường. 4. Chướng bụng do đầy hơi. 5. Buồn ngủ - đặc biệt sau khi ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột. 6. Béo bụng. 7. Tăng Triglyceride máu. 8. Tăng huyết áp. 9. Trầm cảm.

Béo bụng làm tăng nguy
cơ đề kháng insulin
Béo bụng làm tăng nguy cơ đề kháng insulin

Nếu thường xuyên gặp phải những vấn đề trên cần đo đường huyết định kỳ, ít nhất 6 tháng 1 lần, để phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn tiểu đường typ2.

Giải pháp cho người đã mắc bệnh:

Hiểu rõ tầm quan trọng của giảm đề kháng Insulin trong phòng ngừa và điều trị tiểu đường, các nhà khoa học đã rất chú trọng đến việc tìm ra các hoạt chất giúp giải quyết vấn đề này.

Trong những thập niên gần đây đã thu được những thành quả đáng mừng: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra vai trò quan trọng của Acid alpha-lipoic (ALA) trong việc giảm đề kháng Insulin. Riêng ở Việt Nam, tin tưởng việc tận dụng thành quả của y học hiện đại kết hợp kế thừa tinh hoa của y học dân tộc sẽ là một giải pháp vừa an toàn vừa hiệu quả cho người bệnh: ALA đã được phối hợp với các thảo dược có khả tăng chống oxy hóa như Mạch Môn, Câu Kỳ Tử,... để giúp giảm tình trạng kháng Insulin trên toàn bộ cơ thể.

Trong trận chiến còn nhiều khó khăn với bệnh tiểu đường, giảm đề kháng Insulin chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa để đưa người bệnh trở về với cuộc sống bình thường.

Các thành phần Acid Alpha Lipoic, Câu Kỳ Tử, Mạch Môn, Nhàu có trong thực phẩm chức năng Hộ tạng đường, không chỉ giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh, mà còn giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu, chống oxy hóa. Sản phẩm là giải pháp hỗ trợ điều trị biến chứng được nhiều người lựa chọn.

Công ty Đông Tây - Số 19A, ngõ 126
  Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân – Hà Nội

Công ty Đông Tây - Số 19A, ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân – Hà Nội

Tư vấn: 04.3540.6478 – 08.3977.1349 - http://www.dongtay.net.vn

GPQC: 669/2014/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh