1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ép con ăn hết - mẹ mừng hay lo?

Rất nhiều mẹ Việt có thói quen ép con ăn và nghĩ rằng chỉ như vậy con mới lớn được. Ở không ít gia đình, mỗi bữa ăn là một cuộc chiến đấu đẫm nước mắt của mẹ và con. Vất vả là thế nhưng cách nuôi con này liệu có thực sự tốt cho trẻ hay lợi bất cập hại?

 

Theo các chuyên gia nhi khoa, việc thường xuyên ép con ăn có thể để lại những hậu quả khôn lường.
Theo các chuyên gia nhi khoa, việc thường xuyên ép con ăn có thể để lại những hậu quả khôn lường.

Con có thể ăn hết bát bột mà mẹ cố nhồi nhét cho con, nhưng do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ thể con vẫn đang thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động chuyển hóa như Kẽm, L-Lysin, vitamin B1, B6… nên con không thể hấp thu tất cả các chất trong thức ăn mà mẹ ép con ăn. Hậu quả gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Bữa ăn lẽ ra là một cuộc khám phá ẩm thực đầy hứng thú thì lại vô tình bị biến thành cuộc tra tấn hệ tiêu hóa của trẻ. Từ đó làm nặng thêm tình trạng biếng ăn của con mà mẹ không hề biết.

Bên cạnh đó, việc ép con ăn sẽ khiến con sợ ăn. Theo Ths Trần Thị Ái Liên, nguyên cố vấn chính sách của Project Việt Nam, thuộc Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, khi ép trẻ ăn bằng roi, bằng la mắng, bé sẽ ăn cháo (cơm, bột…) với cortisol, một loại “hormon stress” làm trẻ mệt mỏi, chán chường, kém tăng trưởng, vôi hóa khớp, trầm cảm, hung dữ và bạo lực… Ép con ăn, nếu có thể con sẽ tăng cân (Không nhiều trẻ tăng cân khi bị ép ăn do không tiêu hóa, hấp thu được thức ăn) nhưng không thể đong đếm những tổn thương tinh thần bên trong bé, đó là cảm giác sợ thức ăn, sợ muỗng, sợ thìa, sợ tất cả những gì liên quan tới bữa ăn ở trẻ.

Chưa kể, việc dọa nạt, quát mắng khiến trẻ vừa khóc vừa ăn có thể làm trẻ bị sặc thức ăn, ngưng tim, ngưng thở, thậm chí tử vong. Bởi vì khi khóc thì phản xạ hầu họng mở ra, thức ăn, nước uống sẽ không vào đường tiêu hóa mà rơi vào đường thở, thanh quản có phản xạ co thắt khiến trẻ bị dị vật đường thở, rất nguy hiểm tới tính mạng. Đó là chưa kể tới việc khi trẻ không hợp tác trong bữa ăn dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ, đa số trẻ đều nôn qua cả đường miệng, đường mũi, một số trẻ còn hình thành phản xạ nôn do ép ăn. Việc nôn nhiều ở trẻ còn dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp, trường hợp nặng có thể gây bịt đường thở ở trẻ.

Quả thật, nuôi con chưa bao giờ là một việc đơn giản, chặng đường con lớn lên mang theo bao nhiêu nước mắt và mồ hôi của mẹ. Nhưng có lẽ mẹ nên “lắng nghe” con hơn một chút. Trước khi ép con ăn, hãy bổ sung cho con các dưỡng chất như L-tysin, taurin, vitamin nhóm B, kẽm, selen giúp con tiêu hóa. Bên cạnh đó, bổ sung những vitamin và các acid amin con thiếu hụt trong quá trình phát triển như calci, omega 3... Ngoài ra, nên giảm các bữa ăn vặt và cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng mẹ (nấu nướng những món đơn giản như bánh ngọt, các loại nước trái cây…) Thông thường trẻ sẽ rất hào hứng ăn những gì các em tự chuẩn bị. Điều đó sẽ tốt hơn rất nhiều việc cật lực ép con ăn. Hãy là một người mẹ yêu con một cách thông thái, các mẹ nhé!

 

Ép con ăn hết - mẹ mừng hay lo? - 2