1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Dùng men tiêu hoá cho trẻ như thế nào?

(Dân trí) - Xin cho biết quá trình tiêu hoá ở trẻ có và người lớn có gì khác nhau? Khi con tôi (2 tuổi) không muốn ăn, có thể dùng men tiêu hoá cho cháu trong bao lâu? (Lê Thị Quỳnh- Gia Lâm- HN)

Trả lời của Bs Mai Hoa- BV Bạch Mai

 

Quá trình tiêu hoá ở người lớn và trẻ nhỏ đều giống nhau. Việc tiêu hóa bắt đầu tự miệng. Tại đây dịch tiêu hóa chính là nước bọt, trong đó chủ yếu có men Amylaza với tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường Mantoza. Nó cũng chứa chất nhầy để bảo vệ niêm mạc miệng và khiến thức ăn dễ nuốt.

 

Thức ăm  xuống đến dạ dầy sẽ có dịch vị chứa men tiêu hoá, acid clohuydric (HCI) và chất nhầy. Men tiêu hoá ở dạ dày bao gồm Pepsin có (phân giải protein), Lipise (tiêu hoá lipid), men sữa caiseinogen (phân giải protein hoà tan của sữa). Acid clohydric làm tăng hoạt tính của pepsin và có tác dụng sát khuẩn chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dầy. Glycopde đặc biệt có trong chất nhầy giúp vitamin B12 được hấp thụ dễ dàng hơn, tránh bị thiếu máu.

 

Ở dạ dày, thức ăn mới chỉ được tiêu hoá khoảng 30- 40%. Chỉ có lipid của trứng và sữa là được tiêu hoá hết ở đây. Còn tinh bột chín chỉ được biến thành mantoza và Dextrin, protein được hoà tan một phần được phân huỷ thành pepton và polypeptid. Đây là quá trình chuẩn bị thích hợp với quá trình điểu trị tích cực và triệt để hơn ở ruột non.

 

Ruột non là nơi hoàn tất quá trình tiêu hoá các thức ăn và thực hiện hấp thu các chất dinh dưỡng qua niêm mạc và máu. Ở ruột non có ba loại dịch tiêu hoá là dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột. Các dịch này đều chứa nhiều men tiêu hóa.

 

Khi trẻ biếng ăn lâu ngày nên đến khám bác sĩ để  tìm các nguyên nhân thực tế để điều trị. Nếu dùng  men tiêu hoá để kích thích cho trẻ ăn uống, thì không nên dùng quá 10 ngày. Có những bà mẹ vì muốn con ăn nhiều đã lạm dụng men tiêu hoá  mà không biết rằng các chế phẩm này sẽ ảnh hưởng không tốt đên sức khoẻ của bé.

 

Phạm Thanh (ghi)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm