Đối phó với chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ
Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ than phiền rằng: “Bé nhà mình không chịu ăn”, “Cứ nhìn thấy đồ ăn là bé lại khóc thét lên”, “Giờ ăn là giờ cả nhà đánh vật với con”… Vậy, làm thế nào để cha mẹ có thể đối phó với chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ?
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia trên 50.000 trẻ em từ 2-5 tuổi cho thấy có 20% trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và hơn 29% trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi. Một trong những nguyên nhân là do trẻ không thiết tha chuyện ăn uống, dẫn tới biếng ăn.
Chị Trần Thúy Hằng (Phủ Lý – Hà Nam) chia sẻ: “Cu Bin nhà mình lười ăn lắm, mặc dù mình làm toàn món ăn ngon, giàu dinh dưỡng như cháo chim, gà, tôm, cua… nhưng bé ăn rất ít, thường xuyên bị táo bón nên chẳng lên cân được”.
Còn chị Nguyễn Thị Bích Thủy (Quận Ba Đình – Hà Nội) cảm thấy vô cùng chật vật mỗi khi đến bữa ăn của con: “Bữa ăn của bé Su nhà mình thường kéo dài đến cả tiếng đồng hồ, bé không chịu ăn nên cả nhà phải bày đủ trò, hết đem đồ chơi ra nịnh bé, rồi đến điện thoại, tivi nhưng bé cũng chỉ ăn được lưng bát”.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng lâm sàng, những hành vi đặc trưng của trẻ biếng ăn bao gồm:
• Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút
• Ăn rất ít hoặc chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định
• Trẻ không có cảm giác ngon miệng
• Trẻ không muốn thử các thức ăn mới
• Thường phá quấy trong giờ ăn, ít quan tâm tới thức ăn
• Trẻ thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như: la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm miệng, ngậm thức ăn…
• Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn trẻ ăn được ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi
Cách nào khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ?
Theo bác sĩ Tường Vi, việc đầu tiên và khó khăn nhất là cha mẹ phải tạo được sự vui vẻ trong bữa ăn, giúp trẻ có hứng thú trong việc ăn uống. Để thực hiện được điều này, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Cho bé tham gia bữa ăn cùng gia đình ngay từ khi bé tập ăn dặm:
Việc này sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú vì được học theo cách ăn của người lớn. Có thể khi bắt đầu ăn dặm, bé chưa cầm được thìa hoặc gần như chỉ nghịch thức ăn, nhưng việc cho bé tham gia bữa ăn cùng gia đình sẽ tạo thói quen cho bé sau này. Đặc biệt, ở độ tuổi này trẻ học theo rất nhanh nên mọi thành viên trong gia đình cũng cần thể hiện sự hào hứng trong việc ăn uống và tập trung cho bữa ăn.
Bên cạnh đó, ăn cùng gia đình cũng là cơ hội để bé được cảm nhận tình yêu thương ấm áp từ bố mẹ và anh chị em.
Tạo món ăn thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên:
Hầu hết trẻ nhỏ chỉ có thể tập trung ăn uống trong khoảng 30 phút đầu của bữa ăn. Khoảng thời gian sau đó bé không còn hứng thú với việc ăn uống, nếu có ăn thì cũng không còn hiệu quả.
Vì thế, cha mẹ cần xác định, khoảng thời gian đầu tiên của bữa ăn vô cùng quan trọng để bé thu nạp chất dinh dưỡng. Hãy tạo hứng thú ăn cho con bằng những thực phẩm có hương thơm mà bé thích hoặc màu sắc, cách trang trí bắt mắt.
Giới thiệu với bé về món ăn mới
Không chỉ trẻ nhỏ mà kể cả người lớn, đối với món ăn mới đều rất dè chừng. Chính vì thế, khi giới thiệu món ăn mới đến trẻ, cha mẹ không nên quá vội vàng bắt con ăn hết suất ăn, chỉ cần bé cắn vài miếng cũng là một thành công lớn rồi.
Khi bắt đầu một món ăn mới, cha mẹ có thể giới thiệu với bé đấy là món gì, cách ăn như thế nào, sẽ tốt với bé ra sao… Điều này vừa giúp bé hiểu thêm về đồ ăn, lại vừa giúp hình thành tư duy của bé để phân biệt các loại thức ăn.
Sử dụng sữa cho trẻ biếng ăn
Đối với trẻ nhỏ, sữa là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Đặc biệt, với các bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, việc bổ sung thêm sữa được đánh giá là có hiệu quả khá tốt.
Trong đó có Thực phẩm bổ sung - dinh dưỡng cao Calokid của thương hiệu VitaDairy. Đây là sản phẩm dinh dưỡng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, cần phục hồi sau ốm.