1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Điều trị bệnh trĩ tận gốc

Chào các bác sĩ chuyên khoa, tôi đã biết mình mắc bệnh trĩ tư lúc còn học phổ thông, đến bây giờ tôi vẫn chưa điều trị gì cả, bệnh đã tiên triển gần 3 năm rồi, nhưng đối với tôi lúc trước tôi cứ nghĩ là bình thường nên cung không quan tâm lắm, sinh hoạt của tôi vẫn bình thường…

 … Nhưng khoảng 1 năm nay mỗi lần tôi đi vệ sinh khối thịt đó đã ra ngoài khoảng 1cm, và như vậy tôi phải dùng tay để đưa nó lên (nếu tôi không làm vậy thì tôi cảm giác như ruột của tôi nó lòi ra ngoài vậy, rất đau). tôi cũng có tham khảo rất nhiều thông tin về bệnh trĩ trên báo chí và cả trên mạng nữa nhưng tôi vẫn chưa có giải pháp nào, xin bác sĩ hãy tư vấn giúp tôi. Những ngày gần đây tôi muốn đi vệ sinh một cách nhanh chóng nhưng không được, tôi phải làm sao? Dạo này tôi hay ngồi xổm, trông rất xấu bác sĩ ạ! Bây giờ tôi mới thấy được sự chậm trễ của mình!

 

Trả lời:

 

Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.Khi bị bệnh trĩ có những triệu chứng của bệnh trĩ đặc trưng, dễ nhận biết.

 
Điều trị bệnh trĩ tận gốc

Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, thường xuyên cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ...

 

Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

 

Cụ thể, có thể ngăn chặn, phòng tránh bệnh trĩ các yếu tố thuận lợi dễ phát sinh bệnh :

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống:

+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

+ Uống nước đầy đủ.

+ Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

 

Điều trị nội khoa:

 

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

- Thuốc uống: thuốc tiêu trĩ Safinar gồm các loại dược liệu có tác dụng điều hòa chức năng các tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, mát tràng, bền vững thành mạch, làm co búi trĩ. Ngoài ra thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

 

- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.

 

Điều trị bằng thủ thuật:

 

Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2

 

Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2

 

Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2

 

Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler...

 

Trĩ nội:

- Độ 1: Chích xơ hoặc làm đồng bằng nhiệt

- Độ 2: Làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hoặc cắt trĩ

- Độ 3: Thắt bằng dây thun hay cắt trĩ

- Độ 4: Cắt trĩ

 

- Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.

 

* Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay.

 

Vậy bạn cần biết chính xác là bạn bị trĩ ngoại hay trĩ nội và hãy đến Bệnh viện khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.

 

Chúc bạn mau khỏi!

 
Nguồn:


Nguồn: http://tribenhtri.vn