Điều trị bệnh ký sinh ở chó mèo như thế nào?

Chó được xem là vật nuôi quen thuộc trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, tình trạng bệnh giun tim và bệnh xà mâu ở thú cưng này có chiều hướng gia tăng không những gây chết đột ngột cho thú nuôi mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người nuôi.Vậy cách phòng ngừa và điều trị thế nào?

Phổ biến như bệnh giun tim và xà mâu

Chia sẻ tại hội thảochuyên môncung cấp kiến thức chuyên sâu về hai bệnh ký sinh thường gặp trên chó - bệnh giun tim và bệnh xà mâudo Nhánh thuốc Thú y của Bayer tại Việt Nam vừa tổ chức ở TP.HCM và Hà Nội, Tiến sĩ Võ Tấn Đại, Trưởng bộ môn Thú y lâm sàng, Trưởng bệnh viện Thú y, trường Đại học Nông lâm TPHCM, cho biết bệnh giun tim do giun tròn Dirofilaria immitis gây ra, thường gặp ở chó. Giun trưởng thành ký sinh ở tim và động mạch phổi, làm giãn tim, xác giun do giun chết hoặc do điều trị có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến chết đột ngột ở chó, mèo.

Điều trị bệnh ký sinh ở chó mèo như thế nào?
Tiến sĩ Võ Tấn Đại, Trưởng bộ môn Thú y lâm sàng, Trưởng bệnh viện Thú y, trường Đại học Nông lâm Tp.HCM chia sẻ tại hội thảo chuyên môn cung cấp kiến thức phòng trị bệnh ký sinh cho thú cưng

“Theo ghi nhận từ các đề tài khoa học do ĐH Nông Lâm TP.HCM thực hiện, tỷ lệ mắc giun tim ở chó khá cao tùy thời gian, địa điểm, đối tượng khảo sát. Đây là bệnh rất nghiêm trọng và có tỷ lệ gây chết chó cao tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam”, Tiến sĩ Đại lưu ý.

Muỗi là trung gian truyền bệnh giun tim. Khi muỗi hút máu chó, mèo đang mang bệnh giun tim, muỗi sẽ hút luôn ấu trùng giun tim và truyền những ấu trùng này sang cơ thể thú nuôi mới. Khoảng 75-120 ngày sau khi xâm nhập, ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun non, di chuyển vào dòng máu, đi qua tim và cư trú ở phổi; tại đây, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và gây bệnh.

Còn bệnh xà mâu (còn gọi là bệnh mò bao lông, bệnh ghẻ Demodex), là một bệnh ngoài da ở chó dokí sinh trùng Demodex canis gây ra. Loại này thường ký sinh ở nang bao lông và gây viêm da. Kết quả khảo sát cho thấy bệnh xảy ra quanh năm, ở mọi giống chó và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo lứa tuổi. Chó mang bệnh bị rụng lông, đỏ da, sinh mụn mủ; trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng da, da lở loét, tổn thương, dễ bị phụ nhiễm khuẩn, thiếu máu… Bệnh có thể lây lan nhanh ở chó và ảnh hưởng lên môi trường sống của con người.

Cách nào phòng ngừa và điều trị?

Theo Tiến sĩ Đại, thú mắc bệnh giun tim có biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ bệnh.Các biểu hiện thường không rõ ràng, một vài triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh trầm trọng như: chó bị ho, bơ phờ, mệt mỏi, lười vận động, sụt cân, thiếu máu, khó thở… Tiến sĩ khuyên khi thấy các biểu hiện này, cần nhanh chóng đưa chó đến khám tại các phòng mạch thú y uy tín.

Tuy nhiên, hiện nay việc điều trị giun tim thường không dễ dàng và tỉ lệ thành công thấp trên chó bị nhiễm bệnh nặng. Do đó, liệu pháp tốt nhất là phòng ngừa giun tim để ngăn ngừa ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành.

“Có thể sử dụng Advocate để nhỏ lên lưng mỗi tháng hoặc tiêm Ivermectin hàng tháng. Tiếp đến, hạn chế việc thú cưng bị muỗi đốt bằng cách vệ sinh môi trường sống thông thoáng, hạn chế không gian cho muỗi cư trú. Điều này cũng góp phần bảo vệ sức khỏe của người nuôi thú cưng”, Tiến sĩ Đại hướng dẫn.

Giải pháp tiên tiến
dạng nhỏ giọt tiện dụng để phòng bệnh giun tim và điều trị bệnh xà mâu ở chó
Giải pháp tiên tiến dạng nhỏ giọt tiện dụng để phòng bệnh giun tim và điều trị bệnh xà mâu ở chó

Advocate cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh xà mâu. Đây là giải pháp diệt nội-ngoại ký sinh được thiết kế dạng nhỏ giọt tiện dụng.Việc điều trị bệnh xà mâu có thể mất nhiều thời gian, bệnh có thể tái phát nên rất cần sự hợp tác của chủ nuôi, cũng như áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho thú nuôi, giữ môi trường sống sạch sẽ, tắm gội định kỳ và đúng cách với xà bông, dầu tắm thích hợp cho chó để góp phần phòng ngừa ký sinh trùng trên da…

Khách mời tìm hiểu thông tin về các giải pháp chăm sóc thú cưng của
Bayer tại hội thảo.
Khách mời tìm hiểu thông tin về các giải pháp chăm sóc thú cưng của Bayer tại hội thảo.

Hồng Vĩnh